Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun đũa chó ở người

VOH - Nhiễm giun đũa chó ở người rất khó chẩn đoán vì triệu chứng khá đa dạng, tùy vị trí ký sinh mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.

BS.CKI Lê Hồng Sơn, Chuyên ngành truyền nhiễm, Trưởng Khoa Phòng Khám Hai, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh cho biết, khi ấu trùng giun đũa chó di chuyển đến cơ quan nào thì sẽ biểu hiện ra triệu chứng của cơ quan đó. Cho nên, triệu chứng bệnh ở người lớn và trẻ em tương đối giống nhau. 

Đối với trẻ em dưới 7 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 1 - 4 tuổi thường gặp thể ấu trùng di chuyển trong nội tạng nhất. Triệu chứng phổ biến bao gồm ho, sốt kéo dài, gan to, thiếu máu.

voh-trieu-chung-lam-sang-benh-giun-dua-cho-o-nguoi-lon-va-tre-em-anhminhhoa
Nổi ban là triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ khi bị giun đũa chó - Ảnh: Canva

Bệnh thường khởi phát chậm, không xuất hiện đột ngột. Đầu tiên, trẻ sốt nhẹ, ăn ít, gầy (ốm) và không tăng cân như bình thường. 

  • Về tiêu hóa, trẻ có thể đau bụng mãn tính, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, trẻ cũng bị gan to, đôi khi kèm theo lách to hoặc đau cơ, đau khớp (ấu trùng di chuyển vào cơ) và ho, khạc đờm (ấu trùng ký sinh ở phổi). Thậm chí, trẻ sẽ gặp một số tình trạng như hen, khó thở, khò khè, ho khan nếu đờm chứa nhiều bạch cầu ái toan (loại bạch cầu đại diện cho dị ứng trong cơ thể).
  • Về da, trẻ có thể bị mẩn ngứa, nổi ban. Đặc biệt, khi trẻ ăn uống kém, ấu trùng sẽ gây ra thiếu máu nhè nhẹ.

Trên cơ bản, bệnh giun đũa chó có thể tự khỏi sau nhiều tuần nếu hệ miễn dịch của người bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu ấu trùng không được kiểm soát, tiêu diệt sớm, bệnh sẽ kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

BS.CKI Lê Hồng Sơn

Chuyên ngành truyền nhiễm

Trưởng Khoa Phòng Khám Hai, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

voh-benh-giun-dua-cho

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.

Bình luận