Tiêu điểm: Nhân Humanity

Các hoạt động Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2

(VOH) - Như chúng tôi đã đưa tin, nằm trong khuôn khổ các hoạt động Festilval lúa gạo lần 2 tại Sóc Trăng, hôm qua 10/11, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Ban tổ chức Festival tổ chức hội thảo quốc tế: “Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao - Việt Nam”.
Con đường lúa gạo tại Sóc Trăng.

Phát biểu tại hội thảo, Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt cho rằng các yếu tố tác động và thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao khởi đầu từ việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Đặc biệt, xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo tiêu chuẩn Gap, VietGap thông qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn xuất sản xuất giống lúa chất lượng cao. PGS.TS Phạm Văn Dư nhấn mạnh:

Để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam khi gia nhập thị trường thế giới, vấn đề sản xuất ra số lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều đang là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và lợi nhuận của người sản xuất, kinh doanh lúa gạo hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu này việc quy họach , tổ chức lại sản xuất, liên kết 4 nhà là một vấn đề được đặt ra. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng:

 

Phát biểu kết luận tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh 40 tham luận tại hội thảo của các nhà khoa học, nhà quản lý gửi về tham gia hội thảo là 40 nghiên cứu khoa học được đúc kết từ những nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng trong thực tiễn. Từ việc chọn giống lúa chất lượng cao; quy trình canh tác khoa học; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; xây dựng những cánh đồng mẫu lớn đến xây dựng thương hiệu gạo…. đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam. Đánh giá về kết quả của hội thảo lúa gạo này, ông Diệp Kỉnh Tần, nói:

Cùng với các hoạt động hội thảo, triển lãm, hội chợ, hội thi…thì lễ hội Ooc - om - boc cổ truyền của đồng bào khơme theo thông lệ hàng năm cũng diễn ra sôi nổi tại Festival bằng một lễ hội đua nghe ngo hoành tráng diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/11. Chiều qua, buổi lễ tổng kết và trao giải được tổ chức trang trọng bên dòng sông Maspero. Với 50 đội ghe ngo gồm 43 đội nam và 7 đội nữ tranh tài. Kết quả, đội ghe ngo nữ Đầu Sấu của huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và đội ghe ngo nam Mong Tích của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đoạt giải nhất trị giá 30 triệu đồng và những phần quá giá trị.

Bình luận