Tiêu điểm: Nhân Humanity

Kì 1: Ký ức TNXP TPHCM – Một thời đẹp nhất

(VOH) - 40 năm trôi nhanh tựa như một cái chớp mắt, tháng 4/1975, thành phố được giải phóng, đất nước được hoàn toàn thống nhất, thì đến tháng 10 cùng năm ấy, Thành đoàn thành phố đã thành lập được 8 Đại đội với 800 TNXP tình nguyện đi khai hoang, phục hóa.

Để rồi, đúng vào ngày 28/3/1976, lực lượng TNXP TPHCM chính thức ra quân, với tinh thần “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần ”, “Làm bất cứ việc gì khi thành phố kêu gọi”.<_o3a_p>

Ở các huyện ngoại thành của thành phố, TNXP đã tham gia đào những con kênh tháo phèn, chống úng, tưới tiêu, gia cố hệ thống thủy lợi, đắp bờ đê ngăn mặn, đắp đập… Sau khi hoàn thành công trình kênh tưới, TNXP tiến hành đào đắp, lên liếp và khai thác những vùng đất đã được khai hoang thành nông trường trồng hoa màu, thành cánh đồng thơm…

<_o3a_p>TNXP TPHCM cũng đã đến các vùng quê xa hơn để làm sống lại màu xanh trên những mảnh đất hoang hóa. Đó là vùng An Biên (Kiên Giang), Minh Hải, chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), Long An, Sông Bé, Lâm Đồng hay Đắk Lắk. Tại những vùng đất mới, sau khi khai hoang, lực lượng TNXP đã trồng lúa mì, mía… vừa đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, vừa góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm của TPHCM.

Kì 1: Ký ức TNXP TPHCM – Một thời đẹp nhất 1

Những thanh niên xung phong đã đi vào huyền thoại (Ảnh: VTC)

Khó khăn nào cũng vượt qua

Tham gia TNXP TP từ những năm 1976, với việc cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ khai hoang, phục hóa, xây dựng những vùng kinh tế mới, ông Dương Kim Kết - cựu TNXP TP cho biết: Khoảng thời gian đi TNXP đối với ông là khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm sâu sắc, ấn tượng với những lần đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ từng miếng ăn, ngụm nước, ấn tượng khi chỉ với những dụng cụ lao động thô sơ là rựa, cuốc, xẻng… mà nhiều con đường được hình thành, nhiều ngôi nhà mới được dựng lên giúp đồng bào có chỗ ở an toàn. <_o3a_p>

Cựu TNXP TPHCM Dương Kim Kết bày tỏ: Cuộc sống TNXP là cuộc sống tập thể và trong môi trường tập thể đó thì tình cảm đồng đội càng ngày càng phát triển, cuộc sống TNXP rất đẹp, anh em sống với nhau rất chan hòa, chăm sóc nhau tận tình, tình cảm đồng đội dành cho nhau rất gắn bó, hàng ngày sau khi làm việc xong, TNXP lại ngồi bên lửa trại tâm sự, chia sẻ chuyện vui buồn. Cho tới bây giờ, sau 40 năm gặp lại, tình cảm đó vẫn đong đầy, vẫn ngồi để nhắc lại những chuyện xưa cũ và nhớ về nhiều kỷ niệm sâu sắc trong giai đoạn mình còn trẻ” .<_o3a_p>

Chưa một lần băn khoăn khi dành hết sức trẻ, tuổi thanh xuân cho TNXP TPHCM, đối với ông Dương Kim Kết chỉ có một điều hối tiếc đó là giai đoạn ấy phương tiện lao động còn quá thô sơ, điều kiện khó khăn làm anh em không thể phát huy được hết sức trẻ, lòng nhiệt huyết trong thực hiện nhiệm vụ, cống hiến nhiều hơn cho non sông, Tổ quốc.<_o3a_p>

Kì 1: Ký ức TNXP TPHCM – Một thời đẹp nhất 2

Nữ thanh niên xung phong (Ảnh: Đoàn thanh niên)

Thắm tình đồng đội

Vừa tham gia khai hoang, phục hóa vừa tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, bà Thái Thị Hạnh có thể tâm sự hàng giờ về khoảng thời gian cô tham gia TNXP TPHCM. <_o3a_p>

TNXP làm đường, đào giếng, làm nhà, ca hát… Kỷ niệm những ngày tết, anh em cùng nhau vào rừng chặt cây làm sân khấu, chuẩn bị vật dụng gói bánh tét, những buổi tối cùng quây quần nấu bánh, cầm ghita ca hát, những đêm văn nghệ với phần biểu diễn là những đội viên TNXP và khán giả cũng là những đồng đội thân thương làm mọi người xích lại gần nhau hơn trong cuộc sống đời thường và kết nối chặt chẽ hơn trong thực hiện nhiệm vụ với Tổ quốc. <_o3a_p>

Xúc động nhớ về cái bắt tay của đồng đội khi tiễn biệt nhau lên đường làm nhiệm vụ, cựu TNXP TPHCM Thái Thị Hạnh bùi ngùi: “Từng cái bắt tay với anh em khi đó làm cho tôi đến giờ vẫn còn cảm xúc, cái bắt tay có hai ý nghĩa là để chúc đồng đội mình hoàn thành nhiệm vụ và trở về, đó cũng có thể là cái bắt tay tiễn biệt đồng đội ra đi mãi mãi không trở về nữa. Bây giờ về trong cuộc sống đời thường có những cái bắt tay với lãnh đạo, đồng nghiệp, bắt tay anh em, người thân thì cái cảm xúc bắt tay của thời tham chiến trường biên giới Tây Nam là cái bắt tay nói lên cái tình, một cái tình cảm đồng đội, đồng chí mà phải nói là khó có thể nào quên được”.<_o3a_p>

Khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, nhiều TNXP TPHCM đã viết đơn tình nguyện mong muốn được ra chiến trường chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, mong muốn được thực hiện các nhiệm vụ mở đường, tải đạn, tiếp lương, chuyển thương binh… để phục vụ chiến đấu. <_o3a_p>

Trên mặt trận biên giới Tây Nam, TNXP TP cùng với bộ đội làm đường, chống lầy, làm ngầm, làm cầu, TNXP tiếp lương, chuyển đạn dược, vũ khí ra chiến trường, chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau và xây dựng công sự phòng thủ, cùng bộ đội cầm súng trực tiếp chiến đấu. <_o3a_p>

Có lúc TNXP đã nhịn đói, chịu khát, giữ bí mật, vượt rừng sâu bám sát bộ đội để truy quét địch, có đơn vị TNXP rơi vào vòng vây quân thù, đấu tranh chống trả quyết liệt và rồi nhiều chiến sĩ TNXP đã phải nằm lại mãi mãi với lòng đất mẹ.<_o3a_p>

Là một trong hai người sống xót sau trận càng quét dữ dội của quân pôn pốt đêm 22 rạng sáng 23/7/1978, ông Nguyễn Văn Tấn - cựu TNXP TP rơi nước mắt kể lại thời khắc khi ấy, gần 100 tên pôn pốt tấn công liên đội 303, bọn chúng dở trò hãm hiếp, nhục mạ các đồng chí nữ, các đồng chí nam thì bị chúng đánh đập dã man, sau cùng chúng đem tất cả ra ngoài xử bắn, bản thân ông Tấn khi ấy đang bị thương ở chân, ông đã lấy máu của đồng đội bôi lên người và giả chết mới may mắn sống sót. <_o3a_p>

Nhìn 24 đồng đội bị sát hại dã man ngay trước mắt mà không làm gì được, đối với ông đó là bi kịch lớn của cuộc đời.

Nhớ về những kỷ niệm thời ấy, ông Nguyễn Văn Tấn kể: “Ban ngày không có bom đạn thì chúng tôi cùng nhau làm đường, tối đến bộ đội có báo động mình chạy lên xem thế nào, có khi đem đạn lên, có khi bộ đội bị thương mình cáng thương về. Lúc đó tôi còn nhỏ, mấy chị trong đơn vị thương tôi lắm, đi làm về tôi chỉ phụ mấy chị nấu cơm, nấu nước còn quần áo mấy chị giặt cho, áo rách mấy chị vá giùm”.

<_o3a_p>Màu áo xanh...gần gũi, thân quen

TNXP TPHCM với tư cách là người đi mở đất đã vượt qua những thử thách vô cùng khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, sự ác liệt của chiến tranh và nhất là vượt qua chính mình để xây dựng cuộc sống mới phát triển.<_o3a_p>

40 năm đi qua, 40 năm với những ký ức không bao giờ quên của các cô chú, anh chị đã từng tham gia TNXP, nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang ấy, chúng ta không khỏi bùi ngùi khi nhiều cô chú, anh chị đã ra đi mãi mãi, người trở về với hình hài không còn vẹn nguyên nhưng trên hết tinh thần, khí chất của người đội viên TNXP đã thấm vào máu, in vào tim các cô chú để trong cuộc sống hôm nay, các cô chú ấy vẫn cần mẫn với những công việc giúp ích cho đời. <_o3a_p>

TNXP TPHCM tham gia các hoạt động xã hội, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình..., cứ thế, cứ thế màu áo xanh TNXP TPHCM trở thành hình ảnh gần gũi, thân quen với người dân thành phố mang tên Bác.

(còn tiếp)

Bình luận