Tiêu điểm: Nhân Humanity

Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực

(VOH) - Ngày 18/4, tại TP HCM, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tập huấn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho cán bộ Công đoàn TP.

Chương trình nhằm kéo giãn tình trạng lao động trẻ em và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo ILO, trong pháp luật quốc tế, trẻ em được định nghĩa là người dưới 18 tuổi. Còn theo pháp luật Việt Nam, trẻ em được định nghĩa là người dưới 16 tuổi.

Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực quốc gia

Cán bộ Công đoàn TP HCM tham gia tập huấn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những công việc mà tính chất và hoàn cảnh làm việc có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em; làm việc trong khoảng 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau; những công việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng về mặt thể chất, tâm lý hoặc tình dục. Trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn khi lao động.

Khi rơi vào các tình huống tồi tệ, trẻ em có thể trầm cảm, khó hòa nhập xã hội. Lao động sớm khiến trẻ em có thể bỏ học sớm hoặc học tập bị giảm sút. Lao động trẻ em góp phần làm gia tăng tình trạng đói nghèo, thất nghiệp. Lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn, tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực quốc gia. Bà Đỗ Hồng Vân, Phó Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký kết công ước bảo vệ trẻ em. Qua khảo sát, hiện có khoảng 2 triệu trẻ em tham gia lao động, rất nhiều em là con công nhân lao động đang làm việc ở các KCX-KCN. Nhiều gia đình công nhân ở nông thôn phải mang con theo đi làm ở TP hoặc gửi cho ông bà chăm sóc trong điều kiện sinh hoạt, học tập rất khó khăn. 

Bình luận