Lịch trình diễu binh, diễu hành và sự kiện đặc biệt dịp 30/4 ở TPHCM

VOH - Bắt đầu từ hôm nay (19/4), TPHCM chính thức khởi động chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao – nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”, hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, th

Ngay trong tối 19/4, thành phố tổ chức đồng loạt 3 chương trình nổi bật: trình chiếu 3D Mapping tại trụ sở UBND TPHCM; bắn pháo hoa tầm cao ở công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức); và trình diễn 2.000 thiết bị bay không người lái (drone) tại Bến Bạch Đằng, kéo dài đến tối 26/4.

Chương trình 3D Mapping có chủ đề “Hành trình 50 năm di sản và tương lai”, kết hợp âm nhạc, ánh sáng, hình ảnh do các nhóm nghệ sĩ đến từ Việt Nam, Pháp, Bỉ, Singapore thực hiện. Ngoài đêm 19/4, chương trình sẽ trình chiếu lại vào các tối 26, 29 và 30/4.

uan chung

Các hoạt động tổng duyệt diễu binh – diễu hành được tổ chức liên tục: ngày 18 và 22/4 là diễn tập hợp luyện; ngày 25/4 sơ duyệt; ngày 27/4 tổng duyệt. Đặc biệt, lễ diễu binh – diễu hành chính thức diễn ra sáng 30-4 tại đường Lê Duẩn, Quận 1, với quy mô cấp quốc gia, hàng ngàn người tham gia, kết hợp các khối vũ trang, dân sự và kiều bào.

Vào tối 30/4, TPHCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa lớn chưa từng có với 28 điểm tầm thấp và 2 điểm tầm cao, kết hợp trình diễn 10.500 drone hai bên bờ sông Sài Gòn – TP Thủ Đức và Quận 1, tạo nên những hình ảnh ấn tượng về hành trình 50 năm của thành phố.

Nối tiếp là các sự kiện văn hóa – nghệ thuật hoành tráng:

  • Ngày 20/4: Văn nghệ “Đất nước trọn niềm vui” tại Dinh Thống Nhất

  • Tối 21/4: Hòa nhạc “Bản giao hưởng Hòa bình” tại Nhà hát Thành phố

  • Ngày 27/4: Cầu truyền hình quốc gia “Vang mãi khúc Khải hoàn”

  • Tối 29/4: Chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân thống nhất”

  • Sáng 30/4: Biểu diễn nhạc kèn – kỹ thuật cưỡi ngựa tại đường Lê Lợi – phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, từ nay đến hết tháng 4 là không gian liên tục của các hoạt động đường phố như: “Sắc màu Thành phố”, “Nhịp điệu trẻ”, “Hành trình tương lai”… với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật dân gian, đương đại, quốc tế.

Nhiều triển lãm đặc biệt cũng diễn ra song song: nghệ thuật sắp đặt “Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975”; “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc – nhịp điệu của sáng tạo”; triển lãm điện ảnh “Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975” với 300 ảnh tư liệu, chiếu phim cộng đồng đêm 27 và 28-4.

Kết thúc chuỗi sự kiện, sáng 30-4, chương trình nghệ thuật trọng điểm “Ngày hội thống nhất non sông” sẽ diễn ra tại Dinh Thống Nhất và được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc. Đây là dấu mốc lịch sử và nghệ thuật, tái hiện chặng đường hào hùng 50 năm qua và khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân thành phố mang tên Bác.

 
Bình luận