Tiêu điểm: Nhân Humanity

Luật Phòng, chống mua bán người: Nên đưa việc đẻ thuê ở nước ngoài là một hành vi bị cấm…?

(VOH) - Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người trong phiên làm việc sáng nay 23/3, các ý kiến của Đại biểu Quốc hội phát biểu cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật, nhằm đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn loại tội phạm này. Tuy nhiên, dự thảo Luật cũng cần làm rõ một số vấn đề và quy định cụ thể hơn những biện pháp phòng, chống mua bán người.
15 phụ nữ Việt Nam, liên quan tới đường dây đẻ thuê bất hợp pháp tại Băngkok bị phát hiện thời gian qua. Ảnh: Bưu điện Bangkok

Nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động mua bán người là hành vi đáng lên án và phải bị trừng trị thích đáng. Tuy nhiên, số lượng các vụ mua bán người có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp. Do vậy, bên cạnh các chế tài đủ mạnh để phòng, chống loại tội phạm này, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Ý kiến của nhiều đại biểu, cho rằng: Muốn phòng, chống mua bán người có hiệu quả, phải tăng cường giáo dục ngay trong gia đình, nhà trường để phòng, chống tận gốc. Thực tế, thời gian qua, chúng ta mới chỉ giải quyết phần ngọn và theo hướng giải quyết hậu quả của việc mua bán người. Do vậy, dự thảo Luật cần xây dựng cơ chế lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các hoạt động ngoại khóa đối với học sinh, nhất là vùng biên giới; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, chống mua bán người. Đại biểu Danh Út, nêu kiến nghị:

Đồng tình với ý kiến nói trên, đại biểu Phạm Đức Châu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, cho rằng, phòng ngừa mua bán người là biện pháp đắc lực và mang lại hiệu quả cao, nhưng dự thảo Luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phòng ngừa mua bán người. Bên cạnh đó, tội phạm mua bán người thường có tổ chức chặt chẽ, có sự tham gia của người nước ngoài, khiến việc xử lý rất khó khăn. Trong khi đó, các quan hệ quốc tế quy định trong luật nhằm phòng, chống mua bán người và giải quyết hậu quả mới ở mức khung, chưa có biện pháp cụ thể, do vậy cần quy định rõ trong luật. Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng - Đoàn Thái Nguyên, cho rằng:

Các đại biểu cũng đồng tình với việc dự thảo Luật dành hẳn một chương quy định các biện pháp phòng ngừa hoạt động mua bán người. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị, luật cần quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ đời tư của nạn nhân bị mua bán, giúp họ hòa nhập cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, vì đây là những đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất. Đại biểu Lê Minh Hiền - Đoàn Khánh Hòa, góp ý thêm về vấn đề này:

Nhiều đại biểu nhìn nhận, dự thảo Luật còn nhiều bất cập, chồng chéo với các luật khác. Đơn cử, dự thảo luật quy định, nạn nhân được trợ giúp pháp lý tại các cơ sở nhà nước, nhưng trong Luật trợ giúp pháp lý không quy định những đối tượng là nạn nhân bị mua, bán người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các trung tâm trợ giúp của Nhà nước. Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định Bộ Công an có trách nhiệm chính trong phòng, chống, xử lý mua bán người. Tuy nhiên, hoạt động mua bán người diễn ra phức tạp, có tính chất xuyên quốc gia. Do vậy, luật cần đưa ra quy chế phối hợp các ngành, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan,... trong hoạt động phòng, chống mua bán người để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống mua bán người. Một số đại biểu đề nghị, ngành lao động, thương binh và xã hội cần tăng cường kiểm tra, thanh tra lao động tại các cơ sở, nhất là các cơ sở có hoạt động nhạy cảm, như vũ trường, quán bar,... nhằm phát hiện các trường hợp mua bán người, để kịp thời xử lý. Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lân Dũng - Đoàn Đắc Lắc, đề nghị:

Một số đại biểu, cho rằng: Thời gian qua đã xảy ra tình trạng người Việt Nam sang nước ngoài đẻ thuê, đây là tình trạng đáng báo động. Việc đẻ thuê như vậy sẽ khó được kiểm soát và hình thức này nếu xét cho cùng cũng là một hình thức mua, bán người. Do đó, Luật Phòng, chống mua bán người cần phải có quy định việc đẻ thuê cũng là một hình thức bị cấm. Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đình Xuân - Đoàn Tây Ninh, góp ý:

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Luật cần có quy định chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động phòng, chống mua bán người và các biện pháp xử lý đối với người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của hoạt động mua bán người; chính sách đối với những người trực tiếp tham gia phòng, chống mua bán người,...

Trong phiên làm việc tại tổ chiều nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận và góp ý cho báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ./.

Bình luận