Tiêu điểm: Nhân Humanity

Mô hình chính quyền đô thị: Phục vụ người dân tốt hơn, đảm bảo an sinh xã hội hơn

(VOH) - Ngày 16/11 , Quốc hội cũng đã biểu quyết thông q/ua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây được coi là cú hích trong tổ chức bộ máy quản lý hành chính Thành phố Hồ Chí Minh hiệu lực, hiệu quả.

Phóng viên Đài TNND TPHCM (VOH) trao đổi với ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Đại biểu Quốc hội về các vấn đề xung quanh việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị. 

Ảnh minh họa

*VOH: Thưa ông, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì đối với người dân?

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Việc tinh gọn bộ máy không phải là con số về lượng tiền nhưng chúng ta thấy là sự sắp xếp gọn lại bộ máy và hạn chế được những vấn đề chi tiêu, để dành nguồn lực đó cho chi đầu tư phát triển như giảm ngập nước, ùn tắc giao thông, xóa đói giảm nghèo. Đó là vấn đề chung cho an sinh xã hội nhằm góp phần làm sao xây dựng thành phố trở thành thành phố phát triển trong một giai đoạn mới. 

*VOH: Khi không còn Hội đồng nhân dân quận, phường thì nhiều công việc sẽ dồn lên vai của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy Hội đồng nhân dân thành phố cần hoạt động như thế nào để đáp lại yêu cầu, mong mỏi từ cử tri và nhân dân, thưa đồng chí?

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Việc tinh gọn bộ máy ở đây thì tất yếu là Hội đồng nhân dân phải có một hướng hoạt động làm sao hiệu quả, sát dân hơn, gần dân hơn, lắng nghe được đối thoại, đón nhận những kiến nghị, yêu cầu từ cử tri. Như vậy  trách nhiệm của một đại biểu phải được tăng cường hơn.

Cơ quan Hội đồng nhân dân phải năng động hơn, vừa tăng cường giám sát, vừa linh hoạt xây dựng nội dung chương trình của một cơ quan Hội đồng để làm sao thông qua đó các đại biểu phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Không thể nói bây giờ anh là đại biểu của dân nhưng trước kỳ họp anh mới tiếp xúc, còn lại thì anh ở đâu, dân tìm anh ở đâu.

Lúc này lúc cần phải có một lộ trình của Hội đồng nhân dân thành phố và  từng đại biểu. Phải xem cuộc sống của người dân là yêu cầu cao nhất phải trực tiếp gắn bó. Phải tăng cường cầu nối đó sát dân, gần dân, hiểu dân và giải quyết từ vấn đề từ cuộc sống của dân.

*VOH: Khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết, vậy Thành phố sẽ chuẩn bị như thế nào để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống?

Ông Phan Nguyễn Như Khuê: Trên cơ sở đó, đoàn đại biểu TPHCM sẽ chuẩn bị cho việc đánh giá việc qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội gắn kết với các kết luận của Bộ Chính trị và mục tiêu, nội dung, quan điểm, yêu cầu và những chương trình Đại hội Đảng bộ thành phố; Gắn kết với những nội dung trọng tâm của đề án lần này mà Quốc Hội thông qua để có sự đánh giá một cách đầy đủ và hoạch định những bước công việc tiếp theo cho một chặng đường tới, để chuẩn bị cho tháng 5/2021 khi đi vào bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Đồng thời cũng tinh gọn bộ máy sắp xếp lại đội ngũ và đi theo những chương trình tiếp theo cho vấn đề phát triển thành phố.

*VOH: Cảm ơn ông!

Bình luận