Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

(VOH) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được Quốc hội thảo luận trong ngày làm việc 24/10.

Theo lịch, ngày 24/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong buổi sáng.

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 3 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trong sáng nay, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Buổi chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tại phiên thảo luận đã có 18 đại biểu phát biểu; 01 đại biểu tranh luận; trong đó, đa số ý kiến đại biểu tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật. Các đại biểu cho ý kiến về các quy định như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư; đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định; hình thức kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; các hành vi bị nghiêm cấm; việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở...

Xem thêm: Góp lý dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Đề nghị không mở rộng sang doanh nghiệp

Kết thúc phiên thảo luận, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bình luận