Tiêu điểm: Nhân Humanity

Số lượng án hành chính tăng 11%: chủ yếu liên quan đến đất đai

(VOH) - Sáng 31/10, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn về việc giải quyết các vụ án hành chính và thi hành án.

Theo Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, số lượng án hành chính tăng đều qua các năm, trung bình tăng 11% mỗi năm, chủ yếu liên quan đến đất đai và thường là những vụ kiện rất khó.

Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết các vụ án này rất thấp, chỉ đạt 39% trong khi Quốc hội yêu cầu là 60%. Tồn đọng của án hành chính rất nhiều, chủ yếu là tại các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp và thời gian giải quyết kéo dài.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, bên cạnh hạn chế về phía tòa án thì sự vắng mặt của các cấp chính quyền khi tham gia giải quyết các vụ án hành chính là rất phổ biến.

Họ thường không có mặt nên phiên tòa phải hoãn. Nếu phải xử vắng mặt, bản án bất lợi cho chính quyền thì chính quyền lại kháng cáo, kháng nghị nên vụ án kéo dài.

Về giải pháp, Chánh án chỉ rõ, Tòa án nhân dân Tối cao đã sắp xếp lại các tòa án chuyên trách, tăng cường cán bộ, nhất là thẩm phán có năng lực cho các tòa án, đề cao trách nhiệm của các thẩm phán khi giải quyết các vụ án hành chính, tăng cường tổng kết xét xử để đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn quốc.

Trả lời đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về chất vấn thời gian xét xử giám đốc thẩm quá dài, khiến người dân mất hy vọng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Đơn gửi giám đốc thẩm, tái phẩm những năm gần đây rất nhiều. Theo Hiến pháp, chúng ta xét xử hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm chặt chẽ để tránh lên cấp thứ 3, nhưng gửi lên cấp giám đốc thẩm rất cao 2.000 đơn trong 2018. Trong năm chúng tôi giải quyết được 53% số đơn, đây là một kết quả nỗ lực của Hội đồng Thẩm phán.

Về giải pháp, Chánh án cho rằng phải nâng cao chất lượng xét xử, đội ngũ cán bộ tòa án nhằm hạn chế sai sót dẫn đến kháng nghị, khiếu kiện lên giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) chia sẻ câu chuyện vụ án ông Vũ Bá Phê (Phú Yên) tranh chấp một con bê, sau đó tòa xử sai khiến ông tự tử. Các cơ tư pháp phải tốn kém hàng tỷ đồng cũng không cứu lại được mạng sống của ông Phê. "Phía sau mỗi lá đơn là số phận một con người, mỗi gia đình, dòng họ, không đơn giản là giải quyết một nửa là tốt lắm rồi. Tôi thấy rất băn khoăn", đại biểu Phạm Trí Thức bày tỏ.

Sửa ngay dự thảo đuổi học HS-SV 4 lần bán dâm 

Sáng nay, Bộ trưởng Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng trả lời chất vấn của các đại biểu. Tranh luận của các đại biểu với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về trách nhiệm của Bộ trưởng trong dự thảo đuổi học HS-SV bán dâm khá sôi nổi. Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặt ra vấn đề trong phiên chất vấn chiều qua 30/10: "Việc xử xử lý học sinh, sinh viên bán dâm lần thứ 4 sẽ bị đuổi học mà Bộ GD-ĐT quy định trong dự thảo mới đây, nhiều cử tri đã bày tỏ sự lo lắng nghi ngờ về năng lực, uy lực, tâm lực của bộ máy quản lý giáo dục.

Trả lời, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, quy định này đã có từ trước, hiện đang triển khai. “Khi rà soát, Bộ quy định tất cả những nội dung không phù hợp thì phải bỏ hoặc sửa, trong đó có nội dung trên. Tuy nhiên, khi sửa thì ban soạn thảo, đặc biệt là các cá nhân trực tiếp làm công việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, đã đưa dự thảo lên website dẫn đến phản ứng của xã hội”, Bộ trưởng nói. Đồng thời, Bộ trưởng Nhạ khẳng định đã chỉ đạo báo cáo và xử lý ngay.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh bộ trưởng GD-ĐT đã tiếp thu ý kiến, dư luận xã hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị những quy định nào không hợp lý, phản cảm, gây bức xúc xã hội thì phải sửa ngay. Bà Ngân đề nghị rút kinh nghiệm trong việc một vấn đề như vậy mà lại đưa rộng rãi trên mạng xã hội trong khi chưa bàn

Bình luận