Tổng Bí thư: Trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền

HÀ NỘI - Chiều 15/4, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tại cuộc gặp mặt, sau khi lắng nghe các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng chia sẻ những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thế hệ hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục tri ân, tạc ghi công lao trời biển của Đảng, của Bác, của hàng triệu các chiến sỹ, các anh hùng liệt sỹ, các tầng lớp nhân dân đã hiến dâng những gì quý giá nhất trong cuộc sống, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho một Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, giàu mạnh, những người làm nên Thời đại Hồ Chí Minh.

Không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ của anh em, bạn bè và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư thông báo những nét chính về tình hình đất nước hiện nay cũng như những chủ trương, định hướng chiến lược mà Đảng đã vạch ra trong kỷ nguyên xây dựng một Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tổng Bí thư nêu rõ Trung ương xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đó là giữ gìn và duy trì môi trường hòa bình, an ninh, trật tự để phát triển đất nước.

Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là của những người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tất cả vì nhân dân.

20250415-tong-bi-thu-gap-mat-can-bo-lao-thanh-8
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư cho biết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII vừa kết thúc được coi là Hội nghị lịch sử trong chặng đường Cách mạng nước ta.

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất rất cao các nội dung liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp với tầm nhìn xa, trông rộng, ít nhất là 100 năm, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mới phù hợp cho phát triển, hội nhập của đất nước, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Về chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng, cho đến nay Dự thảo nội dung các Văn kiện cơ bản hoàn thành. Các văn kiện này sẽ được gửi tới các tổ chức Đảng để lấy ý kiến đóng góp, sau đó sẽ xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, làm sao cho Văn kiện của Đảng thực sự đi vào lòng dân, đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư nhấn mạnh trong thời gian tới, cần phải có phong trào toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cuộc sống của từng gia đình, từng người dân, vì sự lãng phí trong xã hội cũng còn rất lớn.

Tổng Bí thư rất mong nhân dân vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

tong-bi-thu-gap-mat-can-bo-lao-thanh
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu - Ảnh: TTXVN

Từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi chúng ta chủ trương tiến hành quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy tổ chức; sắp xếp lại đơn vị hành chính; áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo để xử lý các vấn đề kinh tế, tài chính, hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài, đặc biệt biện pháp xử lý với chính sách thuế mới của chính quyền Mỹ…

Có thể nói rằng Việt Nam đã khẳng định một tầm cao mới, một vị thế mới trên bản đồ chính trị thế giới; thực sự hội nhập vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế quốc tế và nền văn minh nhân loại.

Về định hướng phát triển trong tương lai, Tổng Bí thư nêu rõ 5 vấn đề: Duy trì hòa bình, ổn định đất nước, khu vực và trên thế giới. Để có hòa bình, ổn định thì ngoài tự chủ, vững vàng về kinh tế, phải xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đảm bảo chiến đấu và chiến thắng trong mọi hình thái chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh công nghệ cao như hiện nay.

Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.

Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số. Coi nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đảng ủy Chính phủ đang phối hợp với Đảng ủy Quốc hội thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mạnh mẽ, không ngừng nghỉ gắn với bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, đồng thời phải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, không làm ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tập trung cải cách mạnh mẽ quy trình, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

Hoàn thiện thể chế, cơ chế vận hành các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo, phát triển, trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền. Bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa Trung ương và địa phương.

Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị Trung ương có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương.

Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được Trung ương xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng.

20250415-tong-bi-thu-gap-mat-can-bo-lao-thanh-4
Tổng Bí thư Tô Lâm với các cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu - Ảnh: TTXVN

Theo Tổng Bí thư, với mô hình tổ chức hành chính mới thì cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương vừa là cấp ban hành các chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Ngoài ra cấp tỉnh còn trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên phạm vi địa bàn.

Với cấp xã chủ yếu thực hiện chính sách từ cấp Trung ương, cấp tỉnh ban hành. Cấp xã cũng được tăng cường phân cấp, phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định những việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền.

"Mọi thủ tục hành chính, mọi vấn đề liên quan đến người dân phải ở cấp xã giải quyết. Những vấn đề xã hội, đời sống của nhân dân là phải ở xã. Người dân không phải lên tỉnh, lên trung ương để giải quyết các việc.

Bình luận