Tiêu điểm: Nhân Humanity

Từ 1/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào để lãnh lương hưu?

VOH - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 quy định rõ điều kiện hưởng lương hưu với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được lãnh lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu và đóng 15 năm trở lên. Người đóng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, chế độ tử tuất…

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tăng từ 60 lên 62 tuổi với nam và từ 55 lên 60 tuổi với nữ.

Từ 1/1/2021, mỗi năm tăng thêm 3 tháng làm việc với nam, còn với nữ là 4 tháng cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Như vậy, năm 2024 tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi. Với nữ, tuổi nghỉ hưu là 56 tuổi 4 tháng.

Từ 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

bao-hiem-xa-hoi
BHXH TPHCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: TTO

Người tham gia lựa chọn đóng hằng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, tức 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, tức 22% x 20 x 2,34 triệu đồng = 10,296 triệu đồng/tháng.

Mức hỗ trợ đóng tự nguyện tính theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn, tối đa 10 năm. Hộ nghèo được 30% tức 1,5 triệu đồng x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

Hộ cận nghèo được 25%, tức 1,5 triệu đồng x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

Người tham gia khác được 10%, tức 1,5 triệu đồng x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

Bình luận