Tiêu điểm: Nhân Humanity

Rộ lên bệnh tay chân miệng và viêm màng não

(VOH) - Bệnh tay chân miệng đang bùng phát ở một số nước khu vực Châu Á. Tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, ngay bây giờ, phòng chống tay chân miệng đang được ngành y tế tiến hành khẩn trương và quyết liệt vì ổ dịch tay chân miệng đã có trong cộng đồng.

Rộ lên bệnh tay chân miệng và viêm màng não

(VOH) - Bệnh tay chân miệng đang bùng phát ở một số nước khu vực Châu Á. Tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, ngay bây giờ, phòng chống tay chân miệng đang được ngành y tế tiến hành khẩn trương và quyết liệt vì ổ dịch tay chân miệng đã có trong cộng đồng.

Mấy tuần vừa qua, thời tiết TPHCM diễn tiến thất thường, khi thì nắng nóng khi thì đột ngột mưa làm cho trẻ em rất dễ mắc bệnh. Vì thế nên số trẻ nhập viện do các bệnh nhiễm cũng gia tăng, trong đó đáng ngại nhất vẫn là tay chân miệng và viêm màng não . Sáng qua, 8/4, tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 có 31 bệnh nhi bị tay chân miệng, 4 ca viêm màng não trong khi đó cũng vào thời điểm này, theo ghi nhận của chúng tôi, tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 số bệnh nhi lên đến 160. Vì quá tải, nên các bậc phụ huynh phải chịu cảnh cho con nằm hành lang, chen chúc nhau làm cho không khí ở đây càng thêm ngột ngạt, căng thẳng. Trong số 160 bệnh nhi có 25 trẻ bị tay chân miệng, gấp đôi so với bình thường, riêng bệnh viêm màng não thì số bệnh nhi phải nhập viện rất nhiều, gần 60 ca.Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - bệnh viện Nhi đồng 1 đã nhận định:

Khi trẻ bị tay chân miệng, cách điều trị tốt nhất theo BS Khanh là:

Với những triệu chứng gặp phải mà bác sĩ vừa nêu, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu, điều trị kịp thời. Sai lầm lớn nhất mà nhiều bậc phụ huynh thường gặp khi tự ý điều trị bệnh tay chân miệng là dùng tay, vật nhọn chọc vào vết loét, mụn nhọn khi thấy nổi lên lòng bàn tay, bàn chân của con mình, thêm nữa là thường bôi trét những thuốc chống lở loét miệng em bé, không những không hết mà làm cho bệnh càng nặng thêm. Đáng lưu ý nhất là khi trẻ quấy khóc, ngủ giật mình thảng thốt thì cha mẹ cứ nghĩ là con cáu gắt, khó chịu mà không biết đây là những dấu hiệu bệnh trở nặng, không đưa con đến bệnh viện.

Ở bệnh lý viêm màng não, BS Trương Hữu Khanh cũng khuyên các bậc cha mẹ khi trẻ bị sổ mũi, ho, cảm cúm - những loại bệnh rất thường xảy ra trong thời tiết này - thì cần điều trị ngay, không nên để bệnh kéo dài vì vi trùng sẽ lên não gây ra bệnh viêm màng não. Khi bị viêm màng não, dấu hiệu dễ nhận biết là trẻ sốt 3 ngày không giảm, sốt kèm co giật, nôn ói nhiều, thốp phồng lên, yếu tay yếu chân, đau đầu dữ dội.Viêm màng não đã có vắc - xin ngừa bệnh, phụ huynh cần tiêm theo đúng lịch và phải tiêm nhắc đầy đủ nếu không thì vắc - xin sẽ không tác dụng. Ở góc độ quản lý, TS.BS Lê Trường Giang- phó giám đốc sở y tế TP - cũng đã chỉ đạo quận, huyện:

Ngoài 2 bệnh lý nói trên thì ngành y tế cũng đang khẩn trương lập kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết. Theo trung tâm y tế dự phòng TP, rất có thể dịch sẽ tăng vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 nên ngay từ đầu mùa mưa, việc phòng chống dịch cần tiến hành ngay.Sốt xuất huyết ngày càng trở nên nguy hiểm, bệnh lưu hành quanh năm.

Nhất Hương

Bình luận