Tiêu điểm: Nhân Humanity

7 tác dụng của dầu cá và những điều cần lưu ý khi dùng

(VOH) - Ngày nay, dầu cá được rất nhiều người ưa chuộng vì cho rằng nó tốt hơn các loại dầu khác. Vậy dầu cá có tác dụng gì mà nhiều người tin chọn đến vậy? nó có thật sự tốt hoàn toàn hay không?

1. Dầu cá là gì?

Dầu cá là loại dầu có nguồn gốc từ các mô của những con cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…

Ở góc độ dược phẩm, dầu cá là tên gọi chung cho thuốc và thực phẩm chức năng dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu (hoặc dầu gan cá), được dùng bồi dưỡng sức khỏe. Dầu cá thông dụng hiện nay chia làm 2 loại là loại chứa vitamin A, D tan trong dầu và loại chứa axit béo omega-3, omega-6. Dầu cá dạng vitamin, tan trong dầu, chúng chỉ được hấp thụ tốt nhất khi có dung môi phù hợp.

7-tac-dung-cua-dau-ca-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-voh-1

Dầu cá có nhiều trong cá biển như cá trích, cá thu, cá hồi (Nguồn: Internet)

Những con cá không thực sự sản xuất axit béo omega-3, nhưng thay vì tích trữ bằng cách tiêu thụ vi tảo hoặc cá mồi thì nó đã tích lũy axit béo omega-3, cùng với một lượng cao chất chống oxy hóa như i-ốt và selen từ vi tảo. Những loài cá săn mồi như cá mật, cá kiếm, cá kình và cá ngừ chứa rất nhiều axit béo omega-3, nhưng do vị trí của chúng lại nằm trên cùng của chuỗi thức ăn thay thế, nên các loài này cũng có thể tích lũy các chất độc hại.

Dầu cá có chứa các axit béo omega-3, axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Công dụng của dầu cá

Dầu cá mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, không những phòng ngừa bệnh tật mà còn tốt cho da và cải thiện chất lượng giấc ngủ,…

Dưới đây là những tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe:

2.1 Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tim mạch

Omega-3 trong dầu cá được chứng minh có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, giảm lượng cholesterol và Triglycerid trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp do tăng cholesterol gây xơ cứng động mạch.

2.2 Giảm sưng và giảm đau cho các bệnh về khớp

Hấp thụ các loại dầu cá thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong dầu cá còn có tác dụng như một loại thuốc chống viêm.

2.3 Tốt cho da

DHA và EPA có trong dầu cá rất có lợi cho làn da. Nó có tác dụng kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa da bị lão hóa sớm, ngăn ngừa mụn,…

2.4 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Thiếu hụt omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu hụt DHA còn làm giảm lượng hormone melatonin – hormone giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ đủ axit béo omega-3 trong dầu cá có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ hơn.

2.5 Cải thiện các chứng rối loạn tâm thần

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ dầu cá có thể làm giảm trạng thái bất ổn của tâm lý và giảm tái phát bệnh ở những người mắc đồng thời bệnh tâm thần phân liệt và bệnh rối loạn lưỡng cực.

Ngoài ra, việc uống dầu cá còn giúp giảm các hành vi bạo lực.

2.6 Ngăn ngừa ung thư vú

Phụ nữ ăn 2 phần dầu cá một tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

2.7 Phát triển não bộ và cải thiện thị lực

Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm ¼ trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ bằng việc uống sữa công thức và bổ sung từ dầu cá hồi hoặc các loại dầu cá khác trong bữa ăn của con.

Như vậy, tác dụng của dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc sử dụng dầu cá liều cao sẽ lợi bất cập hại.

3. Tác dụng phụ của dầu cá

Dưới đây là các tác dụng phụ tiềm ẩn trong dầu cá nếu bạn sử dụng quá nhiều:

  • Tăng đường huyết: Omega-3 liều cao có thể kích thích tạo đường glucose góp phần làm tăng mức đường máu trong thời gian dài. Tuy nhiên chỉ ở liều rất cao mới gây ảnh hưởng tới đường máu.
  • Chảy máu: Chảy máu chân răng và chảy máu cam và 2 trong số những dấu hiệu của tác dụng phụ của việc dùng dư thừa dầu cá.
  • Hạ huyết áp: Dầu cá được ghi nhận có khả năng làm hạ huyết áp. Tác dụng này có lợi cho người bị tăng huyết áp nhưng nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng đối với những người có tiền sử huyết áp thấp.
  • Tiêu chảy: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc sử dụng dầu cá, và đặc biệt phổ biến khi sử dụng liều cao.
  • Trào ngược: Mặc dù dầu cá được biết đến bởi lợi ích lớn đối với sức khỏe tim mạch, nhưng nhiều người phản ánh rằng họ cảm thấy nóng rát ngực từ khi bắt đầu sử dụng dầu cá. Một số triệu chứng trào ngược, bao gồm việc ợ hơi, buồn nôn, bụng cồn cào là những tác dụng phụ phổ biến của dầu cá do nó chứa nhiều chất béo.

7 tác dụng của dầu cá và những điều cần lưu ý khi dùng 2

Không nên sử dụng dầu cá quá liều (Nguồn: Internet)

Như vậy, mặc dù rất có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cần sử dụng dầu cá với liều lượng vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Phần lớn các tổ chức sức khỏe khuyến nghị tiêu thụ tối thiểu 250 – 500mg dầu cá trong 1 ngày. Tuy nhiên, nhu cầu khuyến nghị có thể tăng hơn với những người có vấn đề về sức khỏe, như bệnh tim mạch hoặc tăng mỡ máu.

Lưu ý: Khi bổ sung dược phẩm dầu cá thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng thích hợp. Đối với các loại dầu cá dùng để chế biến món ăn thì nên chọn loại dầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, không nên lạm dụng dầu cá mà hãy luân phiên thay đổi với các loại dầu thực vật khác như dầu ô liu, dầu hạt hướng dương,…vì các loại dầu này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bình luận