Tiêu điểm: Nhân Humanity

9 tác dụng của hồng sâm cho sức khỏe như mong đợi

(VOH) - Nếu nhân sâm là loại thực phẩm được ví như ‘tiên dược’, vậy hồng sâm thì sao? Tác dụng của hồng sâm là gì, liệu có tốt như nhân sâm hay không?

Hồng sâm, nhân sâm, đẳng sâm.. đều là những vị thuốc quý, có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Nếu như hồng sâm và đẳng sâm là những dược liệu quen thuộc với mọi người thì nguồn gốc của hồng sâm cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe có thể nhiều người vẫn còn chưa biết rõ.

1. Hồng sâm là gì?

Hồng sâm (tên khoa học là Radix Ginseng Rubra) thực chất chính là nhân sâm đã qua chế biến.

Để có được những củ hồng sâm chất lượng, người ta thường được lựa chọn từ những củ sâm tươi tốt nhất và đạt đủ 6 năm tuổi, được trồng ở những vùng đất tốt nhất và được chăm sóc kỹ lưỡng.

tac-dung-cua-hong-sam-voh-0
Hồng sâm chính là nhân sâm đã qua chế biến (Nguồn: Internet)

Sau đó đem chúng đi hấp bằng hơi nước (tùy điều kiện, có thể hấp trong chân không hoặc sử dụng lò hấp bằng gạch nung). Rồi tiếp tục cho vào lò hấp sấy khô đến khi tỉ lệ nước còn khoảng 14%, tiếp tục đem phơi bằng ánh sáng tự nhiên sẽ thu được hồng sâm, ruột có màu hồng.

So với nhân sâm, hồng sâm được đánh giá lành tính hơn, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, dưỡng chất saponin và ginsenoside trong hồng sâm cũng cao hơn rất nhiều, đây chính là những dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe.

2. Những tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe

Mặc dù giống như nhân sâm, nhưng hồng sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe thì nhiều người vẫn chưa biết rõ. Thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về những tác dụng của hồng sâm dành cho sức khỏe và các nhà khoa học tin rằng, nếu sử dụng hồng sâm một cách hợp lý, bạn có thể nhận về những lợi ích sức khỏe sau đây:

2.1 Phòng chống ung thư và giảm sự phát triển của tế bào ung thư

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hồng sâm không chỉ giúp phòng chống ung thư mà trong một số trường hợp các chất Ginsenoside Rh2 và Rg3 có trong hồng sâm còn có tác dụng làm giảm và ức chế quá trình tái phát hay phát triển lây lan thêm của tế bào ung thư.

Như vậy, một trong những tác dụng hồng sâm là giúp phòng ngừa ung thư cũng như làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

2.2 Chống lão hóa và tăng cường thể lực

Trong hồng sâm có thành phần chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt gốc tự do, cho nên hồng sâm khá hiệu quả trong việc kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, nhờ có thành phần dinh dưỡng cao và đa dạng nên ăn hồng sâm cũng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

2.3 Kiểm soát bệnh tiểu đường

Thành phần saponin trong hồng sâm có tác dụng loại bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Do đó, dùng hồng sâm cũng có hiệu quả làm hạ đường huyết, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

2.4 Điều hòa huyết áp

Các saponin của hồng sâm có tác dụng làm hạ cholesterol và triglycerid trong máu nên không chỉ ngăn được nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch mà còn có hiệu quả rất tốt trong điều hòa, ổn định huyết áp.

2.5 Phát triển trí não, tăng cường trí nhớ

tac-dung-cua-hong-sam-voh-1
Hồng sâm có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ (Nguồn: Internet)

Một trong những công dụng của hồng sâm là giúp phát triển trí não và tăng cường trí nhớ, hành vi cũng như tâm trạng.

Hồng sâm có chứa một lượng ginsenosides và hợp chất K, có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương các gốc tự do. Ngoài ra, tiêu thu hồng sâm cũng giúp cải thiện sức khỏe tâm thần, hoạt động xã hội và tâm trạng, nhất là với những người bị bệnh alzheimer.

2.6 Tăng cường tuần hoàn máu

Hồng sâm có tác dụng ngăn sự kết dính tiểu cầu nên không chỉ giúp lưu thông máu tốt mà còn giảm được nguy cơ gây bệnh tim mạch.

2.7 Giúp giải độc gan

Chất saponin trong hồng sâm có tác dụng làm tăng hoạt động enzym liên quan đến sự thoái hóa ethanol và acetaldehyd, do đó đối với những người hay uống rượu, để giảm độc tính của rượu gây hại cho gan thì nên ngậm một chút hồng sâm.

2.8 Cải thiện chứng rối loạn cương dương

Sử dụng hồng sâm có thể có hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng rối loạn cương cương ở nam giới.

Một số nghiên cứu cho biết, có vẻ  như một số hợp chất trong hồng sâm có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại stress oxy hóa trong các mạch máu và mô ở dương vật, đồng thời giúp phục hồi chức năng bình thường.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rằng, hồng sâm có thể giúp thức đẩy sản xuất oxit nitric – một hợp chất giúp cải thiện sự thư giãn cơ ở dưỡng vật và làm tăng lưu thông máu. 

2.9 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tăng khả năng miễn dịch cơ thể là một trong những tác dụng của hồng sâm, đặc biệt là ở những người mắc bệnh.

Xem thêm: Những bí quyết giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trong mùa dịch bệnh

3. Bà bầu ăn hồng sâm được không?

Tương tự như nhân sâm, hồng sâm cũng không phải là thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai, bởi vẫn chưa có kì bằng chứng khoa học nào về sự hiệu quả và an toàn của việc sử dụng hồng sâm trong quá trình mang thai và cho con bú.

Trong y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, hợp chất hoạt tính trong nhân sâm, ginsenoside Rb1, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây quái thai hoặc làm rối loạn sự phát triển của thai nhi.

tac-dung-cua-hong-sam-voh-2
Bà bầu không được khuyến khích sử dụng hồng sâm trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một nghiên cứu khác ghi nhận, hồng sâm có hiệu ứng estrogen thực vật, tác dụng lên tế bào niêm mạc âm đạo nên có khả năng gây chảy máu âm đạo khi mang thai.

Do đó, phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng hồng sâm trong thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Xem thêm: 6 thay đổi quan trọng mẹ bầu sẽ trải qua ở kì tam cá nguyệt thứ nhất

4. Những cách sử dụng hồng sâm phổ biến

Hồng sâm có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách dùng hồng sâm trong chế độ ăn uống hàng ngày.

4.1 Dùng hồng sâm dạng gói

Cách dùng hồng sâm  đơn giản nhất là bạn có thể đóng gói trực tiếp. Mỗi ngày bạn có thể sử dụng 1 lon hoặc 1 chai hồng sâm là đủ. Để tăng độ thơm ngon, bạn nên để ngăn mát trước khi sử dụng.

4.2 Hồng sâm tẩm mật ong

Hồng sâm tẩm mật ong là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thái lát mỏng hoặc để nguyên củ sâm ngâm cùng mật ong để dùng (dùng trực tiếp hoặc ăn cùng với sữa chua).

Lưu ý: Những người bệnh tiểu đường không nên dùng hồng sâm với mật ong.

4.3 Uống trà hồng sâm

tac-dung-cua-hong-sam-voh-3
Hồng sâm thái lát có thể pha với nước sôi uống như trà (Nguồn: Internet)

Hồng sâm thái lát mỏng, mỗi lần dùng từ 1 – 2g hồng sâm, pha với nước sôi uống như trà. Bạn có thể hãm trà được vài lần cho đến khi mùi nhạt thì lấy bã ra ăn.

4.4 Ngậm tan

Hồng sâm thái lát mỏng, cho vào miệng ngậm đến khi mềm thì nuốt, ngày dùng 2 – 3 lát.

4.5 Cháo hồng sâm

Cho khoảng 1 – 2g hồng sâm thái lát vào nồi, sắc với nước, thêm gạo và nấu thành cháo ăn.

Lưu ý: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hồng sâm khác nhau, nếu muốn tốt cho sức khỏe thì bạn nên chọn các thương hiệu uy tín.

5. Ai không nên dùng hồng sâm?

Về cơ bản, hồng sâm là thực phẩm an toàn và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào đối với người sử dụng, trừ những đối tượng cần thận trọng như phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú và trẻ nhỏ.

Những người già trên 55 tuổi thì nên dùng hồng sâm khô hoặc cao hồng sâm để tăng cường sức khỏe mỗi ngày. Nếu người trên 80 tuổi thì nên dùng cao hồng sâm hoặc tinh chất hồng sâm vì 2 dòng sản phẩm này rất dễ sử dụng.

Đối với người bệnh ốm yếu nên sử dụng sản phẩm tinh chất hồng sâm dạng gói nước hoặc cao hồng sâm nguyên chất để bồi bổ. Lưu ý, các trường hợp đang bị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu sau khi sử dụng hồng sâm để đảm bảo lượng đường không bị xuống quá thấp. Ngoài ra, những người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm.

Như vậy, hồng sâm là thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và lành mạnh mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Những tác dụng của hồng sâm vốn đã được ghi nhận từ lâu bởi nó chính là một dạng “chế phẩm” từ nhân sâm, một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Bình luận