Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tác dụng của khoai tây và sai lầm cần tránh khi sử dụng

(VOH) - Ngoài là thực phẩm, khoai tây còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp da. Vậy cụ thể tác dụng của khoai tây là gì và chế biến như thế nào để không 'hóa độc'?

Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum, là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, thuộc họ Cà, có “họ hàng” với cà chua và thuốc lá.

Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó được trồng nhiều ở châu Âu vào thế thế 16. Hiện nay, khoai tây là thực phẩm phổ biến trên khắp thế giới. Chúng thường được chế biến dưới dạng luộc, chiên, nướng hay các món ăn phụ hoặc đồ ăn nhẹ được nhiều người yêu thích.

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-0
Khoai tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Đây là một loại thực vật dễ trồng, có giá thành tương đối rẻ nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

1. Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe

Khoai tây có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ phong phú, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin C và kali. Chính nhờ sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng nên khoai tây mang đến những lợi ích  như:

1.1 Làm đẹp da

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, khoai tây có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da. Nhờ hàm lượng vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho trong loại củ này đều có khả năng giúp da mềm mịn, làm sáng da và chống lão hóa da hiệu quả.

Ngoài ra, tác dụng của khoai tây với da đã được chứng thực là giúp giảm vết nhăn cũng như loại bỏ quầng thâm ở vùng da mắt.

Nếu muốn sử dụng khoai tây trong làm đẹp, bạn có thể ăn khoai tây nấu chín trực tiếp hoặc sử dụng mặt nạ khoai tây để đắp mặt.

Xem thêm: Một số công thức mặt nạ khoai tây đơn giản mà hiệu quả cho làn da sáng mịn

1.2 Làm dịu vết bỏng

Trong trường hợp bị bỏng nhẹ, bạn nên nhanh chóng xả vết thương dưới nước lạnh cho đến khi hết cảm giác nóng rát. Sau đó, lấy củ khoai tây đã được rửa sạch xắt lát mỏng đắp lên khu vực bị bỏng để làm dịu tổn thương, chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-1
Khoai tây có tác dụng làm dịu vết bỏng (Nguồn: Internet)

1.3 Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, khoai tây còn chứa nhiều hợp chất như flavonoid, carotenoid và axit phenolic. Những hợp chất này hoạt động như những chất chống oxy hóa trong cơ thể, bằng cách trung hòa các phân tử có hại tiềm ẩn trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như bệnh lý tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư (ung thư gan, ung thư ruột kết).

1.4 Ổn định đường huyết

Một trong những công dụng của khoai tây là giúp ổn định chỉ số đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân là do trong khoai tây chứa một loại tinh bột đặc biệt, gọi là tinh bột kháng.

Tinh bột kháng khi vào cơ thể sẽ được hấp thụ hoàn toàn, trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng có lợi cho đường ruột, giúp giảm kháng insulin và loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu tốt hơn sau bữa ăn.

Ngoài ra, đường tự nhiên trong khoai tây ở dạng rất dễ chuyển hóa, từ đó giúp chúng được hấp thu vào máu, cân bằng năng lượng trong cơ thể mà không gây tăng cân hay tăng đường huyết đột ngột. Nói cách khác, loại củ này có tác dụng duy trì các chỉ số đường huyết ở mức an toàn.

1.5 Cải thiện hoạt động tiêu hóa

Bổ sung thêm khoai tây trong khẩu phần ăn có thể hỗ trợ bệnh nhân bị rối loạn viêm ruột, viêm loét đại tràng và viêm ruột thừa. Tinh bột kháng có trong khoai tây hầu hết được chuyển hóa thành axit béo chuỗi ngắn butyrate có tác dụng làm giảm viêm trong ruột kết, tăng cường khả năng bảo vệ của ruột già và làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

Hơn thế, butyrate còn có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân bị rối loạn viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm túi thừa.

Xem thêm: Bệnh Crohn và biến chứng đáng ngại, có thể bạn chưa biết

1.6 Không chứa gluten tự nhiên

Nếu bạn theo chế độ ăn không có gluten, thì bạn nên cân nhắc thêm khoai tây vào chế độ ăn của mình, bởi vì khoai tây tự nhiên không chứa gluten.

Gluten là loại protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Hầu hết mọi người không gặp phải các triệu chứng bất lợi do tiêu thụ gluten, tuy nhiên, những người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như: đau bụng dữ dội, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, phát ban da.. khi tiêu thụ loại chất này.  

1.7 Quản lý cân nặng hiệu quả

Ăn khoai tây có tác dụng giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả, bởi nó có thể kéo dài cảm giác no sau bữa ăn, giảm cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, nhờ làm tăng mức độ của các hormone gây no, chẳng hạn như cholecystokinin (CCK).

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-2
Ăn khoai tây có thể giúp kéo dài cảm giác no lâu (Nguồn: Internet)

1.8 Cung cấp lượng lớn Vitamin D 

Ăn khoai tây giúp bạn bổ sung nhiều vitamin D cho cơ thể. Vitamin D giúp tăng sự hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó phòng ngừa và điều trị còi xương, loãng xương. Hơn thế, nó còn kích thích hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ, tiêu diệt các tế bào ung thư và chữa bệnh đa xơ cứng

1.9 Bổ sung chất sắt cho cơ thể

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm giúp bổ sung sắt tự nhiên cho sức khỏe. Sắt có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể, tham gia sản xuất các tế bào máu, chống stress, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự hoạt động của các tế bào.

1.10 Giải tỏa căng thẳng 

Một tác dụng khác của khoai tây là giúp tinh thần thư giãn và chống căng thẳng, nhờ chứa nhiều hàm lượng magie. Nguyên tố này thực sự rất cần thiết vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo xương và mô, tốt cho hoạt động của hệ thần kinh.

1.11 Phòng ngừa thoái hóa

Ăn khoai tây giúp ngăn ngừa và đánh bại các chứng bệnh thoái hóa nguy hiểm. Khoai tây chứa vitamin B6 dồi dào có tác dụng làm giảm lượng homocysteine - chất hóa học này trong cơ thể tăng cao có thể gây thoái hóa cũng như đau tim. 

1.12 Điều hòa nhịp tim và hệ thần kinh

Hàm lượng kali cao trong khoai tây giúp làm giảm các vấn đề sức khỏe tim mạch chẳng hạn như tăng huyết áp. Đồng thời, chất kali cũng đóng vai trò như một chất điện giải quan trọng, làm giảm tình trạng co thắt cơ bắp, kiểm soát các hoạt động của thận và điều tiết một số chức năng khác của cơ thể.

Ngoài ra, một số chất như axit chlorogenic và kukoamine có trong khoai tây cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp xuống mức thấp hơn.

1.13 Tăng cường thị lực và hệ thống miễn dịch

Khoai tây chứa đầy đủ các loại carotenoid, trong đó có beta carotene. Đây chính là tiền thân tạo ra vitamin A - loại vitamin có tác dụng tăng cường thị lực và chức năng miễn dịch cho cơ thể.

Đồng thời, một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thường xuyên ăn thực phẩm giàu carotenoid còn giúp giảm 30% nguy cơ mắc ung thư phổi.

Xem thêm: Những triệu chứng báo hiệu ung thư phổi đang tiềm ẩn trong người, không thể bỏ qua

2. Lợi và hại khi bà bầu ăn khoai tây

Bất cứ ai cũng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất và bà bầu cũng thế. Khoai tây là một trong các loại rau củ quả an toàn và lành mạnh, do đó chúng cần được tiêu thụ hợp lý và đầy đủ trong thai kỳ.

Bà bầu ăn khoai tây trong một mức độ nhất định sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng năng lượng, tránh thiếu máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, đẹp da....

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-3
Bà bầu không nên ăn khoai tây quá nhiều trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cần lưu ý dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng mẹ bầu tuyệt đối không ăn quá nhiều khoai tây, bởi cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể.

Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn khoai tây sẽ khiến cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid và gây ra dị tật cho thai nhi. Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ, tăng nguy hiểm cho bé.

Xem thêm: Bà bầu ăn khoai tây sẽ nhận được những lợi ích gì và đâu là những lưu ý mẹ cân nắm rõ

3. Ăn khoai tây nhiều có tốt không?

Mặc dù được nhắc đến là loại củ tốt cho sức khỏe, nhưng không vì vậy mà bạn ăn khoai tây liên tục mỗi ngày. Ăn nhiều khoai tây có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Huyết áp cao
  • Khiến lượng trong máu trở nên bất ổn
  • Có thể gây tăng cân
  • Gây ngộ độc
  • Bạn có thể bị dị ứng khoai tây

Xem thêm: Những tác hại của khoai tây đối với sức khỏe, không phải ai cũng biết

4. Những sai lầm cần tránh khi sử dụng khoai tây

Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe là rất có lợi. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng khoai tây mà bạn cần tránh.

4.2. Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn

Mặc dù có tác dụng giúp ổn định đường huyết nhưng khoai tây lại là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, vì thế người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Bạn có thể ăn khoai tây nhưng với số lượng cực kỳ ít.

4.3. Không tiêu thụ củ có vỏ màu xanh

Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không dập nát, bạn còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có vỏ màu xanh. Nguyên nhân có sự biến đổi này là do vỏ khoai tây đã tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.

4.4. Không ăn khoai tây mọc mầm

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-4
Không nên ăn khoai tây đã mọc mầm (Nguồn: Internet)

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanine và chaconine sẽ tăng cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Do đó, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloid độc hại. Tuy nhiên, để đảm bảo không gặp những trường hợp xấu xảy ra, tốt nhất bạn không nên ăn củ khoai tây này.

Lưu ý: Chất acrilamit được tìm thấy trong một số loại củ quả, đặc biệt là khoai tây. Chất này sẽ trở nên rất độc hại cho sức khỏe khi ở nhiệt độ cao. Do đó, trước khi chế biến, bạn nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ và khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

5. Cách bảo quản khoai tây

Hiện nay trên thị trường có cả khoai tây Trung Quốc và khoai tây nội địa được bày bán. Do đó, để có thể mua được những củ khoai tây ngon chuẩn chất lượng bạn cần biết cách chọn khoai tây ngon.

Theo kinh nghiệm nhiều người bán hàng, mua khoai tây bạn hãy nhìn vào vỏ khoai tây, màu sắc khoai tây, trọng lượng củ để chọn được củ ngon. Ngoài ra, cần tránh chọn những củ khoai tây đã mọc mầm vì chúng có chứa độc tố, không tốt cho sức khỏe con người.

Xem thêm: Đi chợ phải biết cách chọn khoai tây vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy, hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn bạn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi.

Cách bảo quản tối ưu nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

6. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây được đánh giá là nguồn thực phẩm đa dạng về mặt dinh dưỡng. Ngoài việc chứa nhiều nước, khoai tây có thành phần chủ yếu là carbs, protein và chất xơ., nhưng lại không chứa chất béo. Khi được nấu chín cả vỏ, khoai tây cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất.

tac-dung-cua-khoai-tay-va-sai-lam-can-tranh-khi-su-dung-voh-5
Khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú (Nguồn: Internet)

Trong 100gr khoai tây bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Nước: 75.0 gam
  • Calo: 93 
  • Chất đạm: 2.0 gam
  • Chất béo: 0.1 gam
  • Carbs: 20.9 gam
  • Chất xơ: 1.0 gam
  • Canxi: 10 mg
  • Sắt: 1.20 mg
  • Magie: 32 mg
  • Photpho: 50 mg
  • Kali: 396 mg
  • Natri: 7 mg
  • Vitamin C: 10 mg
  • Vitamin B1: 0.10 mg
  • Vitamin B2: 0.05 mg
  • Vitamin PP: 0.9 mg
  • Folate: 18 μg
  • Vitamin H: 0.47 μg
  • Vitamin K: 1.6 μg

2.1 Carbs

Khoai tây có chứa nhiều carbs, chủ yếu ở dạng tinh bột. Hàm lượng carb nằm trong khoảng 66-90% trọng lượng khô. Bên cạnh đó các loại đường đơn như sucrose, glucose và fructose cũng có một lượng nhỏ trong khoai tây.

Khoai tây được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) cao, nên không thích hợp với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khoai tây nấu chín sẽ giúp làm giảm ảnh hưởng của chúng đối với lượng đường trong máu và cũng làm giảm chỉ số GI từ 25-26%.

2.2 Chất xơ

Khoai tây không phải là thực phẩm giàu chất xơ, nhưng nó cũng có thể giúp cung cấp một lượng chất xơ đáng kể nếu bạn tiêu thụ thường xuyên. Vỏ khoai tây chính là nơi tập trung chất xơ nhiều nhất.

Các chất xơ trong khoai tây chủ là pectin, cellulose và hemicellulose – những loại chất xơ không hòa tan.

2.3 Chất đạm

Khoai tây có hàm lượng protein thấp, khoảng từ 1-1.5% khi còn tư và 8-9% khi khô. Tuy nhiên, so với một số loại thực phẩm như đậu nành và các loại đậu khác thì chất lượng protein trong khoai tây được đánh giá cao hơn.

Tuy vậy, protein chính trong khoai tây lại là patatin, có thể gây phản ứng dị ứng với một số người.

2.4 Vitamin và khoáng chất

Khoai tây là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là kali, folate, vitamin C và vitamin B6.

Xem thêm: Ngoài cam, chanh, bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng các thực phẩm này

Bổ sung khoai tây là một trong những cách tốt để bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nhưng cần cân đối lượng thực phẩm này, tránh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày để không thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Bình luận