Tiêu điểm: Nhân Humanity

'Bật mí' 6 tác hại của quả hồng xiêm khi ăn quá nhiều

(VOH) – Bạn thường nghe nói đến ăn hồng xiêm rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn có biết những tác hại của quả hồng xiêm cũng không hề ít. Vậy ăn nhiều hồng xiêm sẽ gây ra những ảnh hưởng gì?

Không phủ định những lợi ích của quả hồng xiêm đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều không tốt cho cơ thể. Do đó, ăn quá nhiều hồng xiêm cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

1. Tác hại của quả hồng xiêm khi ăn nhiều

Quả hồng xiêm là loại trái cây lành mạnh và an toàn khi bạn tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ hồng xiêm quá nhiều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

1.1 Gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Ăn hồng xiêm tốt cho sức khỏe đường ruột của bạn, nhưng ăn quá nhiều chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

bat-mi-6-tac-hai-cua-qua-hong-xiem-khi-an-qua-nhieu-voh-0
Ăn hồng xiêm quá nhiều không có lợi cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Cụ thể, trong 100g hồng xiêm cung cấp 14% nhu cầu cơ thể cần một ngày. Nếu ăn quá nhiều hồng xiêm, lượng chất xơ tăng lên sẽ tạo thành lớp màng ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, từ đó gây ra các tình trạng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón....

1.2 Có thể bị dị ứng

Tannin là một chất làm se và có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong miệng. Chất tannin có rất nhiều trong quả hồng xiêm, đặc biệt là hồng xiêm tươi. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều hồng xiêm, nhất là hồng xiêm chưa chín bạn có thể bị sưng, ngứa cổ họng và phát ban ngay sau khi ăn.

1.3 Đau dạ dày

Trong một số trường hợp hiếm hoi, ăn nhiều hồng xiêm có thể dẫn đến đau dạ dày. Quả hồng xiêm chứa nhiều vitamin C, nếu bạn bạn ăn hồng xiêm khi bụng đói sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn bình thường. Thường xuyên ăn hồng xiêm khi đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí gây loét.

Ngoài ra, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong quả hồng xiêm cũng có thể khiến bạn bị đau bụng. Do đó, hãy ăn hồng xiêm một cách điều độ và hợp lý.

1.4 Làm giảm tác dụng của thuốc

Thành phần tannin trong quả hồng xiêm có đặc tính chống viêm, kháng virus, vi khuẩn mạnh, tuy nhiên, chúng cũng có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc.

Chính vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn hồng xiêm, hoặc bạn có thể ăn hồng xiêm cách thời gian dùng thuốc tối thiểu 2 giờ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

1.5 Không tốt cho người bị tiểu đường

bat-mi-6-tac-hai-cua-qua-hong-xiem-khi-an-qua-nhieu-voh-1
Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn quả hồng xiêm (Nguồn: Internet)

Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều quả hồng xiêm vì chúng không chỉ là loại trái cây có lượng đường cao mà còn có lượng calo cao. Hơn thế, nếu ăn hồng xiêm nhiều và thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan đến béo phì.

Xem thêm: Có đến 7 căn bệnh có thể xuất phát từ bệnh béo phì, hầu hết là bệnh mãn tính nguy hiểm

1.6 Có thể tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Không hẳn là hoàn toàn nhưng vẫn có trường hợp hồng xiêm bị đem ngâm thuốc để đảm bảo trái chín đều, màu sắc đẹp khi đến tay người tiêu dùng, điều này có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi ăn. Do đó, để tránh trường hợp này bạn nên nắm rõ mẹo chọn hồng xiêm ngon, để tránh việc mua phải những quả hồng xiêm kém chất lượng.

Xem thêm: Mẹo giúp bạn chọn mua hồng xiêm ngon ngọt, tránh gặp phải trái 'sượng trân' hay 'ngậm' thuốc

2. Cần lưu ý điều gì khi ăn quả hồng xiêm?

Dưới đây là một số lưu ý bạn nên nắm rõ khi ăn hồng xiêm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Không ăn hồng xiêm khi bụng đang đói
  • Nếu đang bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn hồng xiêm
  • Không ăn hồng xiêm ngay sau khi vừa uống thuốc
  • Không ăn quá nhiều hồng xiêm cùng lúc
  • Mua hồng xiêm ở những địa chỉ cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.

Hồng xiêm là thức quả ngọt lành, khi được tiêu thụ có chừng mực chúng sẽ không gây hại cho cơ thể bạn. Vì thế, hãy sử dụng hồng xiêm một cách điều độ để nhận được những lợi ích mà loại trái cây này mang lại.

Bình luận