Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tỏi đen - thần dược hóa giải tác hại của chất đạm, mỡ

(VOH) - Tỏi sống là gia vị rất quý, có tính kháng viêm, kháng sinh, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật, hỗ trợ tiêu hóa.

Phó Giáo sư, tiến sĩ , bác sĩ Nguyễn Thị Bay, giảng viên Đại học Y dược tư vấn về công dụng của tỏi đen. Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết

Tỏi sống là gia vị rất quý, có tính kháng viêm, kháng sinh, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật. Khi ăn nhiều chất đạm, mỡ… dư thừa sẽ có hại cho cơ thể lúc đó nên ăn kèm với tỏi sống để giảm tác hại đối với cơ thể.

Có thể coi tỏi đen như một thực phẩm chức năng vì được bào chế từ tỏi sống (trắng).

Làm tỏi đen có cái tốt vì nếu dùng tỏi sống sẽ có mùi, khi ăn không phải lúc nào cũng có sẵn.

Tỏi đen hỗ trợ men tiêu hóa (enzyme) của cơ thể giúp hấp thu, vận chuyển, tiêu hóa thức ăn. Tỏi đen khi được chế biến tác dụng tương tự tỏi sống nhưng do được chế biến nên đã giảm bớt các tính chất này của tỏi sống.

1. Cách bảo quản tỏi đen

Ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà 28- 30 độ C thì việc bảo quản tỏi đen bình thường. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn sẽ không tốt cho việc bảo quản do đó để tỏi đen ở nơi mát (ngăn mát tủ lạnh hay gần hồ, lu nước).

2. Hướng dẫn cách thức làm tỏi đen tại nhà đơn giản bằng nồi ủ, chỉ trong vòng từ 12-14 ngày

  • Nguyên vật liệu:  Tỏi, bia.
  • Dụng cụ: nồi ủ. (nồi áp suất hoặc nồi cơm điện)

2.1 Ngày thứ 1

Tỏi tươi sau khi mua về, bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài để loại bỏ bớt bụi bẩn, nếu cuống tỏi dài, bạn nên cắt ngắn bớt.

Khi mua tỏi bạn nên chọn tép tỏi to, đều nhau, nhìn bề ngoài không bị trầy xước và không mọc mầm.

Cho tỏi vào thau nhựa, rưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh.

Tỷ lệ ngâm: 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia 330ml (bia nào cũng được).

Chuẩn bị một tờ giấy bạc to, trải đều rồi xếp tỏi vào nồi ủ, xếp ngay khi lấy tỏi ra khỏi thau bia-khi tỏi còn đang ướt.

Gói giấy bạc kín tỏi, rồi cho vào nồi ủ, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần.

Khi làm, nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn (nếu là nồi điện tử thì không cần).

2.2 Ngày thứ 11

Tỏi đã chuyển sang màu đen, có vị chua chua, ngọt ngọt, tép mềm, dẻo.

2.3 Ngày thứ 14

Tỏi đã chuyển hẳn sang màu đen, vị chua ngọt, tép mềm dẻo. Có thể dùng được.

Chú ý:

  • Trong quá trình làm có thể mở nồi ra kiểm tra hàng ngày, mở vung xong đóng lại ngay, không để mở quá 5 phút.
  • Quá trình lên men tỏi đen bằng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất cần chú ý theo dõi thường xuyên vì thời gian nồi ủ hoạt động kéo dài  có thể  gây chập điện, cháy nổ nồi và gây bốc mùi hôi do chất sulfur trong tỏi gây ra.
Bình luận