Chờ...

Trái gấc giàu dinh dưỡng, sử dụng sao cho lợi ích sức khỏe

(VOH) - Trái gấc rất giàu giá trị dinh dưỡng, còn được gọi là "trái cây đến từ thiên đường"!

Trái gấc (Momordica cochinchinensis) là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng.

Nhà dinh dưỡng học người Đài Loan (Trung Quốc) Dương Trác Hoa cho biết, trái gấc rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid, flavonoid, vitamin E, hợp chất polyphenol và axit béo đặc biệt có tác dụng chống viêm, chống ung thư, giảm cholesterol.

Với nguồn dưỡng chất dồi dào, gấc là loại trái đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ. 

Trái gấc, giá trị dinh dưỡng
Trái gấc có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể cho người sử dụng (Nguồn health.tvbs.com.tw)

Trái gấc rất giàu giá trị dinh dưỡng

Nhà dinh dưỡng học Dương Trác Hoa chỉ ra rằng, với nguồn dưỡng chất dồi dào, gấc có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn và giảm cholesterol. Nhưng được mọi người đề cập nhiều nhất là nó có chứa lutein, zeaxanthin, beta caroten, lycopene cao hơn cà chua khoảng 70 lần nên có khả năng bảo vệ mắt và nâng cao thị lực tốt nhất.

Xem xét từ khía cạnh hàm lượng dinh dưỡng, nhà dinh dưỡng học Dương Trác Hoa giải thích rằng gấc cũng có tỷ lệ carbohydrate cao, ngoài ra cũng chứa protein, canxi…

Vỏ trái gấc có màu xanh và đỏ, khi vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ là có thể ăn được, phần thịt mềm của gấc có màu vàng cam, màng bao hạt gấc màu đỏ tươi và hạt gấc có màu đen.

Màng bao hạt gấc có giá trị dinh dưỡng cao nhất

Trước đây, người ta sử dụng tất cả mọi thứ của gấc từ rễ cây đến lá cây, nhưng bây giờ mọi người chủ yếu sử dụng trái gấc. Còn hạt của trái gấc (Đông y gọi là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, nhìn giống như con ba ba nhỏ) phần lớn không ăn được nhưng sau khi xay ra thành bột có thể dùng làm dược liệu sử dụng trong đông y. Màng bao hạt gấc là nơi tập trung caroten, lycopen và polyphenol, là những chất bổ dưỡng nhất, rất có lợi cho sức khỏe.

Trái gấc sử dụng như thế nào?

Nhà dinh dưỡng học Dương Trác Hoa cho biết, thịt gấc có vị nồng, không nên ăn sống. Trái gấc chín cắt đôi, dùng muỗng nạo lấy phần thịt mềm màu vàng cam của gấc để chế biến rất nhiều món ăn ngon như làm bánh, nấu xôi chè, làm sinh tố, làm mức, nấu súp…

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trái gấc có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, giảm cholesterol…và rất giàu carotene và lycopene, có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể.