Tiêu điểm: Nhân Humanity

Australia bảo vệ rạn san hô lớn nhất thế giới

Rạn san hô Barrier Reef ở Australia - hệ sinh thái san hô đẹp nhất và trải dài nhất thế giới, đang trong tình trạng đáng báo động và bị hư hại nghiêm trọng.

Tình trạng hư hại nghiêm trọng của rạn san hô Barrier Reef là do biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ vùng nước biển nơi dải san hô trú ngụ.

Chính phủ Australia hiện đang tăng cường những nỗ lực bảo vệ rạn san hô.

Theo đó, tập đoàn tài chính HSBC và chính quyền bang Queensland đã hợp tác cùng định lượng và đánh giá các công việc cần thực hiện để cải thiện chất lượng nước chảy vào rạn san hô nhằm tránh hiện tượng bị hư hại trên diện rộng.

Trước đó, vào tháng 9/2019, các cảng ở khu vực gần rạn san hô Great Barrier thuộc phía Bắc nước Úc sẽ được trang bị hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm nhằm đối phó với các loài sinh vật biển gây hại cho môi trường biển trong khu vực. Thêm vào đó, cơ quan an toàn sinh học bang Queensland sẽ phối hợp với giới chức cảng Queensland để triển khai các máy dò tìm trong vùng biển ở các cảng nằm gần rạn san hô Great Barrier như: Cairns, Townsville, Mackay, Gladstone và Brisbane.

Rạn san hô Barrier Reef
Rạn san hô Barrier Reef nằm ở phía Đông Bắc Australia và đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1981. Đây là rạn san hô lớn nhất thế giới bao gồm hơn 3.000 hệ thống rạn san hô riêng lẻ.

Rạn san hô Barrier Reef nằm ở phía Đông Bắc Australia và đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1981. Đây là rạn san hô lớn nhất thế giới bao gồm hơn 3.000 hệ thống rạn san hô riêng lẻ, hàng trăm hòn đảo và một số bãi biển đẹp như tranh vẽ.

Barrier Breef cũng là sinh vật duy nhất trên trái đất có thể nhìn thấy từ không gian.

CNN gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ủy ban Quốc gia Queensland đặt tên cho nó là biểu tượng của bang Queensland. Chính vì lẽ đó, Great Barrier Reef đã trở thành một trong những điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới, đem về ít nhất 4 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Australia.

Tuy nhiên, rạn san hô này đang bị xuống cấp nghiêm trọng trong những năm gần đây do đối mặt với nhiều mối đe dọa như nhiệt độ nước biển tăng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước và tình trạng sao biển ăn san hô. Hiện trạng trên đã làm đau đầu chính quyền bang Queensland trong việc cân bằng lợi ích của nông dân với nhiệm vụ bảo vệ rạn san hô.

Trong 30 năm qua, Barrier Reef đã mất đi hơn 50% diện tích san hô. Các đợt tẩy trắng san hô diễn ra năm 2016, 2017 và 2020 cũng đã gây tổn hại lớn đối với “sức khỏe” của rạn san hô này cũng như ảnh hưởng đến mật độ tập trung của các loài chim và động vật biển tại đây.

Bình luận