Một số nguyên tắc cơ bản để tránh mua phải thuốc giả
Luật Dược 2016 có nêu, thuốc giả là những sản phẩm không có hoạt chất, sai hoạt chất, sai liều lượng, hoặc giả mạo nhà sản xuất. Quan trọng, cần phân biệt thuốc giả với thuốc kém chất lượng – loại thuốc được cấp phép nhưng không đạt chuẩn do lỗi kỹ thuật, không mang yếu tố lừa đảo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xếp thuốc là một “vũ khí giết người thầm lặng”.

Cẩn trọng trong việc mua thuốc để tránh mua phải thuốc giả
Theo báo VietNamNet, ngày nay việc phân biệt thuốc giả và thuốc thật đôi khi rất khó vì thủ đoạn và công nghệ làm gỉa rất tinh vi và đôi khi chính bác sĩ cũng khó nhận ra bằng mắt thường về thuốc giả. Việc làm thuốc giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và gây nên hậu quả khó lường cho sức khoẻ cộng đồng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng bộ phận điều trị oxy cao áp của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) đưa ra một số khuyến cáo cho người dân, có thể được gọi là nguyên tắc “2 có, 3 không” để giúp mọi người giảm những rủi ro khi mua thuốc:
Có: Mua thuốc tại nhà thuốc lớn, có giấy phép rõ ràng và dược sĩ tư vấn.
Có: Mua thuốc có tem chống giả, mã QR hoặc mã vạch rõ ràng. Có thể dùng ứng dụng điện thoại để quét mã – nếu không hiện thông tin từ nhà sản xuất, nên nghi ngờ.
Không mua thuốc qua mạng, hội nhóm, livestream, hoặc quảng cáo với giá rẻ bất thường.
Không mua thuốc với bao bì có dấu hiệu bị dán đè, bong tróc, chữ in lệch hoặc nhòe.
Không chọn sản phẩm bị in mờ, tẩy xóa, hoặc không trùng khớp giữa hộp và vỉ thuốc. Người mua nên kiểm tra hạn sử dụng, số lô thuốc trên sản phẩm.
Nếu trường hợp đã mua phải thuốc giả và đã sử dụng thì nên xử lý ra sao?
Trong trường hợp đã vô tình uống phải thuốc nằm trong danh sách cảnh báo thì điều tiên quyết đó là phải giữ bình tình và thực hiện những hành động sau:
Hãy ngừng ngay việc sử dụng thuốc, dù chỉ uống một liều hay nhiều liều
Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn. Việc khai báo cụ thể loại thuốc đã dùng, liều lượng và thời gian sử dụng sẽ hỗ trợ quá trình xử lý và theo dõi.
Cần theo dõi sát các biểu hiện bất thường như đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, dị ứng... và ghi lại diễn biến triệu chứng để cung cấp cho nhân viên y tế. Nếu còn bao bì thuốc, đừng vứt bỏ. Đây là bằng chứng quan trọng giúp xác định nguồn gốc và thành phần thuốc giả.
Sau đó, nhanh chóng báo sự việc cho cơ quan chức năng để họ tiến hành điều tra và xử lý.
Lối sống “cú đêm” của giới trẻ: thói quen có hại cho sức khoẻ
Có không ít bạn trẻ cho rằng vào thời gian ban đêm sẽ dễ tập trung làm việc và học tập hoặc giải trí hơn vì đó là khoảng thời gian yên tĩnh. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều bạn hình thành cho mình một cái lối sống “cú đêm”, thường xuyên thức khuya, thậm chí đến 2-3h sáng. Việc này xảy ra thường xuyên thì tưởng chừng là không sao vì có một số bạn nghĩ mình vẫn còn trẻ và có không ít bạn thì sáng ra không đi làm, không đi học thì nghĩ sẽ ngủ bù lại là được. Tuy nhiên, những điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần.

Thói quen thức khuya gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ - Ảnh minh hoạ
Điều mà ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất của việc thức khuya đó là gây ra rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Vì khi một người lặp lại thường xuyên việc ngủ muộn và dậy trễ vào hôm sau thì khi đó nhịp sinh học bị đảo lộn.
Tiếp đó dần dần sẽ làm cho chất lượng giấc ngủ vào mỗi đêm bị suy giảm, gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ và không thể tập trung làm việc khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu năng lượng, thiếu ngủ.
Đồng thời, khi thói quen thức khuya cứ liên tục kéo dài và càng về sau thì còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và thậm chí là rơi vào rối loạn tâm lý, dễ rơi vào trạng thái lo âu hoặc có thể là trầm cảm.
Cho nên tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ nên tìm cách điều chỉnh thời gian sinh hoạt nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để tránh việc thức khuya và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân.