Nhân viên bị công ty sa thải vì rời 'tan làm' sớm hơn một phút 6 lần trong năm

TRUNG QUỐC - Một vụ kiện liên quan đến người phụ nữ Trung Quốc - bị chủ lao động sa thải ‘bất công’ đang làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi về những ông chủ khó tính trên mạng xã hội đại lục.

Nhân viên họ là Wang đã kiện công ty có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông vào đầu năm nay, tờ New Express đưa tin.

Một tòa án địa phương gần đây đã phán quyết rằng, công ty cũ của cô (không được tiết lộ tên) đã sa thải cô một cách bất hợp pháp và phải trả tiền bồi thường, số tiền không được công bố.

sa-thai-140425
Người phụ nữ bị sa thải vì rời nơi làm việc sớm hơn một phút 6 lần trong năm - Ảnh: SCMP

Wang cho biết, cô đã làm việc cho công ty được 3 năm và có "thành tích làm việc khá tốt".

Vào cuối năm ngoái, một giám đốc nhân sự đã gọi cho Wang và nói với cô rằng, hồ sơ giám sát văn phòng cho thấy, cô đã rời khỏi bàn làm việc sớm hơn một phút so với thời gian quy định trong 6 ngày trong một năm.

Cô Wang đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý quyền lao động địa phương và kiện công ty.

Tòa án cho biết mặc dù cô Wang tan làm sớm hơn một phút so với lịch làm việc nhưng không hợp lý khi kết luận rằng cô ấy "tan làm sớm". Công ty cũng không đưa ra cảnh cáo hay yêu cầu cô sửa đổi hành vi của mình.

Tòa án cho rằng việc người sử dụng lao động sa thải cô đột ngột là không phù hợp.

sa-thai-140425-1
Công ty cũ của người phụ nữ này đã không cảnh báo cô về hành vi tan làm sớm 1 phút của cô - Ảnh: Pixabay

Bản án nêu rõ, việc sa thải cô Wang là bất hợp pháp vì thiếu bằng chứng và không hợp lý.

Liu Biyun, một luật sư của Công ty luật Guangzhou Laixin nói với giới truyền thông rằng, việc sa thải một nhân viên trong những trường hợp như vậy là một hình phạt nghiêm khắc.

Tin tức này đã gây ra một cuộc thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Một người đặt câu hỏi: “Tại sao công ty không trợ cấp cho những nhân viên đi làm sớm hơn?”.

“Công ty không ngừng nghỉ này cần phải bị trừng phạt”, một người khác bình luận.

Những câu chuyện về quy định khắc nghiệt tại nơi làm việc thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội ở Trung Quốc.

Một công ty ở phía đông tỉnh An Huy từng phải đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng vào tháng 3 vì áp dụng các quy tắc "kiểu nhà tù" như nghiêm cấm công nhân sử dụng điện thoại di động hoặc rời khỏi khuôn viên công ty trong giờ làm việc.

Bình luận