Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin nhanh sáng 22/3: Huy động hơn 100 người vây bắt nghi phạm gây án mạng kinh hoàng

(VOH) - Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái cho biết đang phối hợp cùng Công an huyện Lục Yên điều tra và truy bắt nghi phạm cuồng sát gây ra vụ án mạng kinh hoàng.

Yên Bái: Huy động hơn 100 người hỗ trợ vây bắt kẻ cuồng sát 

Vào chiều ngày 21/3, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái cho biết đang phối hợp cùng Công an huyện Lục Yên điều tra và truy bắt nghi phạm gây ra vụ án mạng kinh hoàng, khiến 1 người tử vong và 1 người bị thương. 

Cụ thể, khoảng trưa cùng ngày, tại thôn Kéo Quang, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, đối tượng Bùi Văn Đảng (32 tuổi) bất ngờ dùng dao đâm vào phần bụng anh Bùi Văn C. (41 tuổi) - được biết chính là anh họ của Đảng. Lúc này, anh C. đã cố bỏ chạy, song Đảng truy sát và dùng dao cắt cổ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. 

Chưa dừng lại, Đảng tiếp tục dùng dao đâm anh Trần Văn D. (38 tuổi), gây thương tích nghiêm trọng. Sau khi gây án, Bùi Văn Đảng đã nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

tin-nhanh-sang-22-3-huy-dong-hon-100-nguoi-vay-bat-nghi-pham-gay-an-mang-kinh-hoang-btv124-voh-0
Công an, dân quân và người dân đều tham gia hỗ trợ vây bắt nghi phạm Bùi Văn Đảng (Nguồn: TTO)

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng huyện Lục Yên và xã Minh Xuân đã huy động tới hơn 100 người, gồm công an, dân quân và người dân tham gia truy bắt nghi phạm. Tuy đã xác định được vị trí lẩn trốn của nghi phạm nhưng do địa hình hiểm trở, nhiều hang hốc nên chưa bắt giữ được hắn. 

Xem thêm: Thấy vợ 'ân ái' cùng nhân tình, chồng cầm dao đâm chết cả hai người

Mâu thuẫn khi bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, kéo “hội anh em” tới đánh nhau

Theo thông tin từ Công an phường Nguyễn Thái Bình và Công an quận 1, vào khoảng 19h30 ngày 21/3, gần khu vực một bãi xe trên đường Hàm Nghi, quận 1 có một nhóm hơn 40 người mang theo hung khí tới tụ tập gây rối. 

Ngay sau khi nhận tin báo từ người dân, lực lượng chức năng đã lập tức có mặt tại hiện trường để tổ chức ngăn chặn, truy bắt. Khoảng hơn 30 người bị công an kịp thời khống chế, số còn lại đã nhanh chân tẩu thoát. Được biết, trước lúc bị bắt, nhóm đã kéo nhau tới phố đi bộ Nguyễn Huệ đánh nhau, nhằm giải quyết mâu thuẫn từ việc mua bán hàng rong tại khu vực này.

Đến hơn 20h30 cùng ngày, khu vực bãi xe trên vẫn được phong tỏa nghiêm ngặt, đồng thời lực lượng công an đã tổ chức đưa những đối tượng trên cùng các phương tiện có liên quan về trụ sở Công an quận 1 để tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

tin-nhanh-sang-22-3-huy-dong-hon-100-nguoi-vay-bat-nghi-pham-gay-an-mang-kinh-hoang-btv124-voh-1
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường nhằm ngăn chặn tình trạng gây rối trật tự công cộng (Nguồn: TTO)

17 quốc gia công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam

Vào ngày 21/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, tính đến ngày 17/3, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau với 17 quốc gia. Bao gồm: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Úc, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc và Campuchia.

Theo Bộ ngoại giao, người mang hộ chiếu vắc xin của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc xin ở sở tại. Việc công nhận này sẽ tạo điều kiện được miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận. 

Cùng với đó, tính đến nay, Việt Nam vẫn đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm vắc xin của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.

tin-nhanh-sang-22-3-huy-dong-hon-100-nguoi-vay-bat-nghi-pham-gay-an-mang-kinh-hoang-btv124-voh-2
Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau với 16 quốc gia (Nguồn: Internet)

Hộ chiếu vắc xin được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hộ chiếu vắc xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không có giá trị thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực…

Danh sách hộ chiếu vắc xin được công nhận được đăng tải trên trang thông tin của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (https://lanhsuvietnam.gov.vn).

Xem thêm: Từ 21/3: Hàn Quốc miễn cách ly tập trung với người nhập cảnh đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông tin về việc “xuống đường” đòi lương của y bác sĩ 

Sau khi các cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) “xuống đường” kêu cứu, đòi quyền lợi vào chiều ngày 21/3, tới tối cùng ngày, lãnh đạo bệnh viện đã gửi văn bản báo cáo tới Bộ Y tế cùng các cơ quan truyền thông về sự việc. 

Theo đó, các y bác sĩ, viên chức và người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tụ tập, căng băng rôn trước khu vực cổng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam với nội dung yêu cầu được trả lương, thực hiện đúng hợp đồng làm việc. Ban giám đốc học viện đã sớm chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với công đoàn học viện gặp gỡ, động viên và đề nghị viên chức, người lao động bình tĩnh, hạn chế tập trung đông người và gây mất ổn định nội bộ.

tin-nhanh-sang-22-3-huy-dong-hon-100-nguoi-vay-bat-nghi-pham-gay-an-mang-kinh-hoang-btv124-voh-3
Các y bác sĩ, viên chức và người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh "xuống đường" đòi quyền lợi (Nguồn: TTO)

Bên cạnh đó, ban giám đốc học viện cũng yêu cầu ban lãnh đạo bệnh viện rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, hoàn thành tái cơ cấu và triển khai các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật để tạo việc làm ổn định cho viên chức, người lao động, tăng nguồn thu cho đơn vị. 

Học viện cũng nêu rõ, về công tác tổ chức cán bộ và triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo chỉ đạo của Bộ Y tế, học viện đã thống nhất kiện toàn nhân sự, đồng thời  hoàn thiện thủ tục giới thiệu nhân sự, xin ý kiến của Bộ (trước đó học viện đã có tờ trình gửi Ban cán sự Đảng Bộ Y tế về nhân sự vào ngày 16/3). 

Ngày 16/3, học viện cũng đã mời Thanh tra Bộ Y tế làm việc với ban giám đốc bệnh viện về việc giải quyết 52 đơn thư của viên chức bệnh viện.

Về vấn đề chi trả tiền lương cho cán bộ y bác sĩ và người lao động, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thông tin rằng trước tình hình hoạt động của tháng 2, bệnh viện chưa có nguồn để trả lương cho tháng 3/2022. Vào ngày 18/3, tập thể lãnh đạo học viện đã thống nhất tiếp tục tạm ứng kinh phí cho bệnh viện để chi trả tiền lương tháng 2 và tháng 3 từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của học viện (theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

Ngoài ra, học viện đã đưa vào dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ chi trả phúc lợi cho người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh giống như đối với viên chức của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam trong năm 2022.

Xem thêm: Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có 'câu' bệnh nhân ra bệnh viện tư mổ?

Lâm Đồng: Bị xử phạt hơn 300 triệu đồng vì nuôi nhốt cá thể động vật quý hiếm

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trịnh Ngọc Đồng (41 tuổi, trú ở xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) với số tiền 355,5 triệu đồng về hành vi tàng trữ động vật rừng trái phép và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng. 

Qua kiểm tra ban đầu, Công an huyện Di Linh phát hiện ông Đồng đang nuôi nhốt 1 cá thể kỳ đà vân - loài động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB. 

tin-nhanh-sang-22-3-huy-dong-hon-100-nguoi-vay-bat-nghi-pham-gay-an-mang-kinh-hoang-btv124-voh-4
Xử phạt hành chính đối với ông Trịnh Ngọc Đồng về hành vi nuôi giữ cá thể động vật quý hiếm (Nguồn: SSGP)

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng xác định ông Đồng còn tàng trữ 20 cá thể cheo cheo trọng lượng 24kg, 10 cá thể cầy vòi hương trọng lượng 33,2kg và 13 cá thể sóc đen nặng 14,3kg là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB. Ngoài ra, người đàn ông này còn tàng trữ 5 cá thể don (họ nhím) trọng lượng 11,4kg và 22 cá thể dúi mốc lớn trọng lượng 19kg là động vật rừng thông thường.

Bình luận