Tiêu điểm: Nhân Humanity

Trung Quốc: Nhiều trường mầm non hết học sinh do tỷ lệ sinh giảm

VOH - Nhiều trường mầm non tại nhiều địa phương ở Trung Quốc đang lâm vào cảnh khó khăn do thiếu học sinh trầm trọng trong bối cảnh tỷ lệ sinh ở nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Giáo viên mầm non Chen Quin cùng đồng nghiệp được giao nhiệm vụ phát tờ rơi tuyển sinh bởi từ hai năm nay họ không có đủ trẻ em để mở lớp.

Cô gái 27 tuổi cảm thấy bất lực khi tình trạng đìu hiu ngày càng phổ biến ở nhiều trường mẫu giáo. "Tôi chọn giáo dục mầm non bởi yêu trẻ", Chen nói. Nhưng giờ đây, giáo viên như cô đã phải chuyển sang làm quảng cáo và thu hút học sinh.

Trường mầm non nơi Chen làm việc đang cố tồn tại trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm.

Năm ngoái, quốc gia này ghi nhận 9,02 triệu ca sinh, chạm mốc thấp kỷ lục kể từ năm 1949. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, cả nước có 274.400 trường mẫu giáo, giảm 14.800 trường so với năm 2022. Con số này tỷ lệ thuận với số học sinh giảm 5,35 triệu.

He Juying, hiệu trưởng trường mẫu giáo tư thục Phúc Kiến, nói tình trạng này nghiêm trọng với số lượng học sinh giảm 30% trong năm ngoái và tiếp tục thêm 10% vào tháng 9 năm nay.

Các trường mẫu giáo ở Phúc Kiến đều đang gặp khó khăn đồng nghĩa thách thức tuyển sinh tăng lên. He Juying đã phải tổ chức hoạt động tham quan miễn phí cho phụ huynh để thu hút chú ý.

Họ chuyển sang tạo tài khoản trên mạng xã hội Douyin để khai thác thêm khách hàng tiềm năng. Thậm chí, một số trường trước đó tuyển sinh trẻ từ ba tuổi nay hạ xuống một tuổi để tăng số lượng học sinh.

3d479caa-c5c2-4c5a-b157-9ea196ff6a34_0
Ảnh minh họa

Năm 2020, trường mẫu giáo quốc tế ở Thượng Hải có mức học phí đắt đỏ, nổi tiếng với chương trình nghệ thuật và thể thao, khiến phụ huynh xếp hàng chờ xin suất cho con học. Nhưng trường này đã dừng hoạt động vào tháng 3 năm nay.

Wang Juan, hiệu trưởng trường mẫu giáo tư thục ở Trùng Khánh, nói dù đã giảm học phí 260 USD xuống 200 USD nhưng vẫn gặp khó khăn. Một trường ở gần khu vực đã giảm hơn 40%.

Đồng thời, trường mầm non công lập ở Vũ Hán, nơi suốt 20 năm qua chỉ nhận trẻ có phụ huynh là công chức, nay chuyển sang cho mọi đối tượng.

Ming, giáo viên một trường mẫu giáo công lập ở Trùng Khánh, đang cảm thấy lo lắng. Cô cho rằng kể cả khi có sự hỗ trợ của nhà nước, các trường công lập vẫn khó khăn hơn cả giai đoạn cạnh tranh với trường tư thục. "Nó là khủng hoảng", cô nói.

Sự tác động này đã khiến giáo viên mầm non buộc phải đổi nghề. Họ trở thành nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, thợ làm móng hoặc chăm sóc người già.

Screen-Shot-2024-09-09-at-16-2-1765-8979-1725874268
Giường từng sử dụng ở trường mẫu giáo cho các bé ngủ trưa được chuyển qua trung chăm sóc người già Trung Quốc - Ảnh: Think China

Chen Quin là người coi trọng sự ổn định nghề nghiệp nhưng cô đã nhiều lần cân nhắc bỏ việc sau khi thấy các đồng nghiệp lần lượt rời đi. Tuy nhiên, cô vẫn chọn ở lại bởi không quen với việc "bơi" ở thị trường lao động bên ngoài.

Ông He Yafu, một nhà nhân khẩu học độc lập, cho biết thế hệ trẻ đang không muốn sinh con và việc thực hiện chính sách hai con của Trung Quốc đã không đạt được kỳ vọng. Số lượng sinh sẽ tiếp tục giảm và các trường mẫu giáo sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức về tuyển sinh.

Ông tin rằng các chính sách trợ cấp chăm sóc trẻ em nên được thực hiện ở cấp trung ương bởi nhiều chính quyền địa phương đang thiếu nguồn lực tài chính.

Đồng thời, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, phụ huynh ngày càng quan tâm đến tính hiệu quả chi phí, làm trầm trọng thêm khó khăn của các trường mẫu giáo tư thục.

"Cần có cách tiếp cận kinh doanh độc đáo nếu muốn tồn tại", ông nói.

Bình luận