Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' xưa – Phần 2

Từng sở hữu nhan sắc làm say mê lòng người, thế nhưng 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' thời xưa lại có nhiều ngã rẽ cuộc đời ít ai ngờ đến.

Thanh Nga

Được mệnh danh là nữ hoàng sân khấu của nền nghệ thuật cải lương xưa, Thanh Nga là cái tên không thể không nhắc đến khi nói về Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa.

Thanh Nga tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật tại Tây Ninh. Cha là Nguyễn Văn Lợi, mẹ là Nguyễn Thị Thơ, hay còn gọi là bà Bầu Thơ (Trưởng đoàn Thanh Minh – Thanh Nga lừng lẫy thời bấy giờ). Có lẽ, chính vì sinh ra và lớn lên ở xứ miền Tây chân chất, bên cạnh đó là tiếp xúc với sân khấu, nghệ thuật từ bé đã nhào nặn ra một Thanh Nga xinh đẹp với khí chất ngọt ngào khiến bao người say đắm.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2

Thanh Nga sở hữu nhan sắc ngọt ngào khiến bao người thổn thức

Đặc biệt, khi nhắc đến Thanh Nga, người ta không chỉ nhớ về một trong số "Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn" sở hữu nhan sắc thuộc vào hàng chuẩn mực cho cái đẹp thời bấy giờ, mà người ta còn nhớ đến một “nữ hoàng sân khấu” với những vai diễn khó ai có thể vượt qua được. Trong đó, vai Sơn nữ Phà Ca trong vở “Người vợ không bao giờ cưới” đã giúp Thanh Nga giành được giải Thanh Tâm Triển Vọng vào năm 1958 khi chỉ mới 16 tuổi. Năm 1966, bà đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai diễn Giang Hương trong vở “Sân khấu về khuya” cùng hàng loạt giải thưởng danh giá khác.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Cho đến bây giờ, Thanh Nga vẫn là biểu tượng bất tử cho nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Sở hữu nhan sắc vượt bậc, Thanh Nga còn được xếp vào hàng Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa

Trong suốt 20 năm hoạt động nghệ thuật của mình, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với hàng loạt vở cải lương kinh điển như: Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga, Nửa đời hương phấn, Khói sương tiêu tương, Chuyện tình An Lộc Sơn,… Nét đẹp sang trọng, đậm chất Á Đông cùng lối diễn xuất thần của bà luôn khiến khán giả mộ điệu phải trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt, nhiều vai diễn của bà đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả, cho đến tận bây giờ vẫn chưa một người nghệ sĩ nào có thể vượt qua được.

Không chỉ ở lĩnh vực sân khấu cải lương, Thanh Nga còn tham gia diễn xuất và thành công trên trong lĩnh vực điện ảnh. Một số phim điện ảnh bà đã tham gia có thể kể đến như: Loan mắt nhung, Xa lộ không đèn, Sau giờ giới nghiêm, Nắng chiều, Lan và Điệp,…

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Không chỉ ở lĩnh vực chân khấu, Thanh Nga còn chinh phục khán giả màn ảnh với lối diễn xuất tài tình của mình

Khác với hai người bạn thân của mình là Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương, Thanh Ca có cuộc sống hôn nhân vô cùng viên mãn. Trong chuyến đi sang Pháp biểu diễn vào năm 1969, bà và ông Phạm Duy Lân (Đổng ký văn phòng Bộ thông tin) có cơ hội gặp và nảy sinh tình cảm với nhau. Khi về Việt Nam, cả hai đã quyết định kết hôn và có với nhau cậu con trai đầu lòng – nay là nghệ sĩ Hà Linh.

Những tưởng bà là người có cuộc sống ấm êm và hạnh phúc nhất trong số "Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa" nhưng đến cuối cùng, Thanh Nga lại là người để lại nhiều tiếc thương cho khán giả nhất. Năm 1978, trong một lần đi diễn về, vợ chồng Thanh Nga bất ngờ bị sát hại ngay trước cổng nhà riêng trên đường Ngô Tùng Châu, nay là đường Lê Thị Riêng, TPHCM. Lúc đó, bà chỉ mới 36 tuổi, sự nghiệp đang trong thời kì hoàng kim rực rỡ. Vụ án đã gây chấn động dư luận trên khắp cả nước thời bấy giờ, dù thủ phạm đã bị bắt sau đó hai năm nhưng động cơ gây án vẫn mãi mãi là một ẩn số.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2

Trong lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao rực rỡ, Thanh Nga bất ngờ ra đi, để lại nỗi tiếc thương cho hàng vạn khán giả Sài Gòn và các tỉnh trong cả nước

Có thể nói, nếu bi kịch không bất ngờ xảy đến với người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này thì có lẽ khán giả sẽ còn được xem thêm nhiều tác phẩm xuất sắc của bà hơn nữa. Dù đã 40 năm trôi qua nhưng giờ đây, mỗi khi nhắc đến Thanh Nga, người ta không chỉ nhớ đến một trong số Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn với nhan sắc hơn người mà còn bởi tài năng thuộc vào hàng bậc nhất của nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Kiều Chinh

Người cuối cùng và cũng có thể được xem là người có cuộc sống thành công nhất trong số Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn cho đến bây giờ chính là nữ diễn viên Kiều Chinh. Bà tên thật là Nguyễn Thị Chinh, con gái út trong một gia đình thượng lưu tại Hà Nội.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2

Sinh ra trong gia đình thượng lưu ở Hà Nội, từ nhỏ, nữ diễn viên Kiều Chinh đã sở hữu vẻ đẹp hiện đại, sang trọng

Mẹ mất sớm nên từ nhỏ Kiều Chinh đã được cha yêu thương cưng chiều hết mực. Năm 1954, gia đình bà di tản vào Nam nhưng do anh trai bà thất lạc nên cha bà quyết định ở lại tìm con. Lúc đó, dù chỉ mới 17 tuổi nhưng Kiều Chinh phải một mình lên phi cơ bay vào nam. Tại đây, bà được gia đình bạn thân của cha cưu mang và kết hôn với con trai của ân nhân – nhạc sĩ Nguyễn Năng Tế, thế nhưng không bao lâu sau thì cuộc hôn nhân cũng tan vỡ.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Dung nhan mặn mà sắc sảo của diễn viên Kiều Chinh

Con đường đến với nghệ thuật của Kiều Chinh bắt đầu từ khi bà vừa tròn 18 tuổi và hạ sinh con đầu lòng. Sở hữu nhan sắc mặn mà, sắc sảo, Kiều Chinh được đạo diễn Lê Dân phát hiện và giao cho vai diễn trong phim “Hồi chuông Thiên Mụ”. Cũng chính vai diễn đầu tay này đã đưa tên tuổi Kiều Chinh lên hàng ngôi sao của dòng phim nghệ thuật. Không chỉ nhận được nhiều vai diễn trong các phim điện ảnh ở Sài Gòn lúc bấy giờ, Kiều Chinh còn may mắn được tham gia diễn xuất trong một số phim tại kinh đô điện ảnh Hollywood nhờ vào tài năng diễn xuất và khả năng ngoại ngữ của mình.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Bà là nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 với hàng loạt vai diễn kinh điển

Năm 1975 khi Việt Nam giải phóng, Kiều Chinh di cư sang Canada và sống cùng 3 người con trai. Tình yêu dành cho nghệ thuật vẫn luôn rực cháy, bà cố gắng liên lạc với những bạn diễn ở Hollywood mà trước đây mình từng hợp tác. Một nữ diễn viên tốt bụng đã bảo lãnh bà sang Mỹ định cư và giúp bà tiếp tục con đường diễn xuất.

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Kiều Chinh còn là diễn viên Việt Nam đầu tiên và duy nhất ghi được dấu ấn tại kinh đô điện ảnh Hollywood

Tính đến thời điểm hiện tại, Kiều Chinh là nữ diễn viên Việt Nam đầu tiên tạo được dấu ấn tại kinh đô điện ảnh Hollywood. Bà tham gia vào 100 bộ phim và chương trình truyền hình của Mỹ như The Letter (1986), Welcome Home(1989), What Cooking (2000), Face(2001),… Năm 1996, Kiều Chinh nhận giải Emmy cho phim tài liệu “Kieu Chinh: A Journey Home”. Năm 2003, Kiều Chinh được trao giải thưởng “Thành tựu Suốt đời” (Lifetime Achievement Award).

Nhan sắc và những ngã rẽ thăng trầm của “Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa - Phần 2
Nhan sắc mặn mà dù đã ở tuổi xế chiều của nữ diễn viên Kiều Chinh

Hiện nay, dù đang có cuộc sống hạnh phúc tại Mỹ cùng các con, Kiều Chinh vẫn không ngừng đóng góp cho quê hương qua những chuyến từ thiện trong mỗi lần về thăm quê hay các dịp Lễ Tết đặc biệt.

'Bỏng mắt' trước những màn 'lột xác' của mỹ nhân Việt sau chia tay: Sau chia tay, nhiều mỹ nhân Việt đã có màn lột xác từ dịu dàng, kín đáo trở nên vô cùng gợi cảm khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ.

'Ngất ngây' trước khoảnh khắc rời xế hộp sang chảnh của các mỹ nhân Việt: Dù trong hoàn cảnh không mấy hoàn hảo nhưng các mỹ nhân Việt vẫn toát lên vẻ đẹp sang chảnh, thần thái cuốn hút khi bước xuống xe.

Bình luận