Tiêu điểm: Nhân Humanity

Đạt 292 phòng học/10.000 dân nhưng TPHCM vẫn khó khăn khi triển khai Chương trình phổ thông mới

(VOH) - Đến nay, thành phố đã đạt được 292 phòng học/10.000 dân. Con số này đang tiệm cận gần mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân.

Sáng 21/7, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM có buổi giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.

Thành phố xác định chuẩn bị trường lớp để triển khai chương trình giáo dục mới là vấn đề rất quan trọng, được ngành giáo dục tham mưu thành phố từ đầu nhiệm kỳ. Đến nay, thành phố đã đạt được 292 phòng học/10.000 dân. Con số này đang tiệm cận gần mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân. Theo mục tiêu này, đến năm 2020, phải xây được hơn 15.000 phòng học thuộc hơn 800 dự án tại 24 quận huyện. Đến nay, hơn 700 dự án đã được phê duyệt, với tổng kinh phí 57.000 tỷ đồng.

phòng học, chương trình phổ thông mới

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM

Tuy nhiên, từng quận huyện thì tỷ lệ còn khá thấp, có quận huyện chỉ đạt mức 230 phòng học/10.000 dân. Hiện, 70% học sinh tiểu học thành phố được học 2 buổi/ngày. Cá biệt, một số quận huyện tỷ lệ chưa đến 30% như: Tân Phú, Bình Tân, Quận 12...

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng chỉ học được 5 buổi/tuần sẽ là thiệt thòi cho các em: "Sỉ số rất là cao mà còn không được 2 buổi/ngày tại một số quận sẽ là thiệt thòi cho học sinh, trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đương nhiên tối thiểu 25 tiết/tuần tức 5 buổi/tuần thì cũng dạy được. Nhưng lúc đó chưa đạt được mục tiêu về phẩm chất- năng lực học sinh. Chỉ thông qua hoạt động mới tạo được phẩm chất năng lực học sinh. Dạy chỉ 5 buổi/tuần thì không có thời gian tổ chức các hoạt động khác. Chỉ dạy chương trình trong sách giáo khoa sẽ không đảm bảo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018."

Thành phố là một trong những địa phương triển khai sớm các công tác liên quan đến đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đến tháng 5, các trường trên địa bàn đã hoàn tất việc chọn sách và công khai đến phụ huynh học sinh. Hàng năm, các nội dung  đổi mới  được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Đến nay, 100% giáo viên tiểu học đã được cấp tài khoản bồi dưỡng online, 100% giáo viên lớp 1 đã hoàn tất chương trình bồi dưỡng trực tuyến. Tới đây, từ ngày 29/7 đến 1/8 Thành phố sẽ tiếp tục đợt bồi dưỡng giáo viên trực tiếp về chương trình sách giáo khoa mới, cho cả khối công lập và ngoài công lập.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, hiện 11/24 quận huyện đảm bảo được 100% học sinh học 2 buổi/ngày. Để đáp ứng được yêu cầu trường lớp, ông Nguyễn Quang Vinh đề nghị: "Hiện nay, chung cư xây dựng rất nhiều. Đi đôi việc này là cả ngàn hộ dân. Đi đôi phát triển cơ sở hạ tầng phải có trường học".

Các đại biểu Quốc hội cho rằng Chương trình Giáo dục phổ thông mới được kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập của chương trình giáo dục trước đây, đặc biệt hướng đến xây dựng con người với các yêu cầu về đạo đức, phẩm chất, năng lực phù hợp. Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM cho rằng Thành phố có một số thuận lợi như: sớm có chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, mô hình trường Tiên tiến hội nhập tạo những tiền đề thuận lợi triển khai chương trình giáo dục mới. "Nhiều năm gần đây ngành giáo dục TP đã bổ sung nhiều nội dung vào chương trình. Ví dụ như hoạt động để phát triển kỹ năng cho học sinh, hầu hết các trường đều có. Hay các hoạt động trải nghiệm các cấp học TP đều có triển khai và nhận được sự hưởng ứng rất tốt của phụ huynh. Đây là những tiền đề quan trọng, thuận lợi, giúp TP triển khai Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 thuận lợi hơn so với các tỉnh thành khác", Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, nhận định.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nêu những khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, tin học, mức giá sách giáo khoa...cho chương trình phổ thông mới.

                                                       Bài, ảnh: Tuyết Nhung 

Giáo viên được nghỉ hè 8 tuần: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

 

Học gì và giáo viên nói gì về chủ đề 'Lắng nghe' trong đề thi môn Ngữ văn?Sáng 16/7, 82.000 thí sinh TPHCM đã bắt đầu kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với môn thi đầu tiên Ngữ văn.

Bình luận