Tiêu điểm: Nhân Humanity

Máy tính bảng và điện thoại thông minh làm trẻ chậm nói?!

(VOH) - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto và Bệnh viện nhi Toronto (Canada) phát hiện ra rằng, mỗi 30 phút xem màn hình làm tăng nguy cơ trì hoãn phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tới 49%.

Cuộc nghiên cứu đã tiến hành gần 900 trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi và kết quả được trình bày tại Hội nghị Khoa học Gia đình Nhi khoa ở San Francisco vào năm 2017.

Tiến sĩ Catherine Birken, nhân viên nhi khoa của Bệnh viện nhi Toronto cho biết: tất cả các thiết bị cầm tay có màn hình nên để xa trẻ em dưới 18 tháng tuổi.

Giai đoạn hai đến ba tuổi, trẻ sơ sinh có thể giao tiếp bằng những câu có từ ba đến bốn từ nhưng những trẻ dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị cầm tay gặp phải khó khăn hơn khi giao tiếp.

Ở Anh, trẻ em dưới ba tuổi dành trung bình 44 phút mỗi ngày sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng (Ảnh: PC Advisor)

Mặc dù đã từng có cảnh báo về việc trẻ xem ti vi, phim ảnh nhiều ảnh hưởng tới khả năng nói của trẻ nhưng nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng, điều này cũng tương tự khi trẻ xem các thiết bị cầm tay.

Tiến sĩ Catherine Birken, nhân viên nhi khoa của Bệnh viện nhi Toronto cho biết: "Các thiết bị cầm tay ở khắp mọi nơi và dù đã có hướng dẫn về giới hạn thời gian tiếp cận thiết bị cầm tay cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nhưng chúng tôi tin rằng việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng đã trở nên khá phổ biến".

Một nghiên cứu gần đây của Đại học London cho thấy, thời gian chiếu phim có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và có thể gây hại cho sự phát triển của não.

Nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng, mỗi giờ trẻ sơ sinh dùng các dụng cụ này khiến trẻ ngủ ít hơn 16 phút. Trong khi đó, ngủ là rất quan trọng cho sự phát triển của não, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời.

Bình luận