Tiêu điểm: Nhân Humanity

TPHCM triển khai tiết học ngoài nhà trường ở bậc tiểu học

(VOH) - Sáng nay, 6/11, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức Lễ Khởi động chương trình Tiết học ngoài nhà trường Bậc tiểu học tại Thảo cầm viên.

Chương trình Tiết học ngoài nhà trường Bậc tiểu học tại Thảo cầm viên bao gồm 5 chuyên đề đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, như: "chúng em tìm hiểu thế giới tự nhiên", "cây xanh lớn lên như thế nào", "chúng em cùng nhau bảo vệ môi trường", "những điều kỳ thú trong sinh sản động vật"...

Với đặc điểm là 1 trong 10 vườn thú  lâu đời nhất trên thế giới, Thảo Cầm viên có hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng, có đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên am hiểu, đáp ứng được nhu cầu học tập trải nghiệm của học sinh.

tiết học ngoài nhà trường, đổi mới giáo dục

 Học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm hiểu vòng đời của bướm trong thực tế

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, dù hiện tại chỉ có 5 chuyên đề nhưng chương trình không cứng nhắc. Giáo viên có thể căn cứ yêu cầu trong quá trình dạy học để thoả thuận với Thảo Cầm Viên để thiết kế, điều chỉnh các chủ đề cho phù hợp.

Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, cho rằng, TPHCM có nhiều điểm có thể vận dụng mô hình này, đảm bảo những hoạt động bên ngoài nhà trường có ý nghĩa, trải nghiệm với học sinh, chứ không chỉ đơn thuần là giải trí, ngắm chim, cây cỏ.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình triển khai ở cấp học trung học cơ sở được 3 năm nay và ghi nhận được nhiều hiệu quả tích cực.

Khi triển khai tiết học ngoài nhà trường ở cấp tiểu học, các trường không đặt nặng yêu cầu khối lượng kiến thức, mà cần tạo cho học sinh niềm vui, sự yêu thích khi trải nghiệm, nghiên cứu khoa học từ nhỏ.

5 năm tới, không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học trình độ trung cấp, cao đẳng - Bộ GD&ĐT đề xuất không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ TCSP hoặc CĐSP trong khoảng 5 năm tới.

Bộ Giáo dục Đào tạo đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm - Theo Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT), nhu cầu thị trường lao động đã thay đổi, sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề gây lãng phí.

Bình luận