Tiêu điểm: Nhân Humanity

Trung Quốc cân nhắc tái sử dụng sách giáo khoa

VOH - Những lời kêu gọi tái sử dụng sách giáo khoa ngày càng tăng tại Trung Quốc bởi nó giúp tiết kiệm giấy và gỗ, đồng thời giảm ô nhiễm do in sách.

Theo thống kê từ Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ sách giáo khoa tiểu học và THCS, cùng sách dạy học có liên quan trong năm 2018 được định giá ở mức khổng lồ 25,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 85.000 tỷ đồng). 

Năm 2019, khoảng 2,93 tỷ bản sách giáp khoa được bán ra trên toàn Trung Quốc, với số tiền gần 26 tỷ nhân dân tệ.

Nếu những cuốn sách này có thể được tái sử dụng, có thể tiết kiệm được ít nhất 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 65.000 tỷ đồng).

sách giáo khoa
Sách giáo khoa cũ cao gần bằng tòa nhà hai tầng trong một xưởng tái chế ở miền trung Trung Quốc - Ảnh: Outlook Weekly Photo.

Theo đánh giá của Beijing Review, tình trạng lãng phí sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học là một thực tế nghiệt ngã tại quốc gia này.

Hiện nay, lời kêu gọi tái sử dụng sách giáo khoa ngày càng tăng tại Trung Quốc bởi việc tái sử dụng sách giáo khoa không chỉ giúp tiết kiệm giấy và gỗ mà còn có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường do in sách. Đây cũng là một biện pháp tốt để khuyến khích học sinh tiết kiệm, theo bài viết trên website Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc.

Ước tính, nếu lượng sách giáo khoa tại Trung Quốc vào năm 2021 được tái sử dụng, khoản tiền tiết kiệm có thể trang trải chi phí cho ít nhất 40.000 trường tiểu học thuộc Dự án Hope - một dịch vụ công của Trung Quốc, giúp trẻ em ở các khu vực nghèo khó tiếp cận giáo dục nhiều hơn.

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc thúc đẩy tái sử dụng sách giáo khoa là có thể hiểu vì một số ý kiến cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên liên quan. Việc tái sử dụng sách giáo khoa cũng được cho có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của lớp học, vì học sinh không được phép viết vào sách. 

Trên thực tế, việc tái sử dụng sách giáo khoa các bộ môn Âm nhạc, Nghệ thuật, Khoa học, Máy tính và Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều thành phố ở Trung Quốc, theo CGTN. Những cuốn sách đó nằm trong một số môn học không cần ghi chú trên lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Bình luận