Tiêu điểm: Nhân Humanity

Phân biệt tải trọng và trọng tải, mức xử phạt đối với xe chở quá tải 

(VOH) – Hiểu rõ 2 khái niệm tải trọng và trọng tải, cách tính % xe quá tải dưới đây giúp mọi người biết được tổng khối lượng hàng hóa được phép chở và tránh bị xử phạt. 

1. Tải trọng là gì? Khổ giới hạn đường bộ là gì? 

Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

Tải trọng cũng dùng để chỉ sức nặng của hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa mà phương tiện đang chở thực tế trên xe. Ví dụ: Một xe tải nhận chở 5 tấn nông sản thì 5 tấn hàng này gọi là tải trọng của xe.

Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa trên xe đi qua được an toàn.

Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống. Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe. 

Xem thêmBật đèn pha trong khu dân cư bị xử phạt như thế nào? 

2. Cách tính tải trọng của các xe 

2.1 Công thức tính tải trọng xe đang chở hàng hóa 

Tải trọng xe (lượng hàng đang chở trên xe) =  Tổng trọng tải (dùng hệ thống cân chuyên dụng) -  Cân nặng của xe - Cân nặng của người đang ngồi trên xe. 

Ví dụ: Một xe tải chở cát có 2 tài xế trên xe (một người 60 kg, 1 người 57 kg), xe có trọng tải 8 tấn. Để tính tải trọng xe, sẽ cân nguyên chiếc xe và người ngồi trong xe. Sau đó, lấy tổng kết quả cân được trừ cho 8 tấn (cân nặng của xe) và trừ tiếp số cân nặng của hai tài xế (60+57= 117 kg). 

Ngoài ra, cũng có cách ước tính tải trọng xe tối đa dựa vào số lượng trục của xe (trọng lượng xe sẽ phân bố đều trên các trục xe như trục ba, trục kép và trục đơn). Thường sẽ áp dụng với các xe lớn. 

2.2 Quy định về cách tính tải trọng xe thân rời

Tổng số trục thân rời là 3: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn

Tổng số trực thân rời là 4: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn

Tổng số trục thân rời từ 5 trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn

2.3 Quy định về cách tính tải trọng xe thân liền

Tổng số trục thân liền 2: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn

Tổng số trục thân liền 3: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn

Tổng số trục thân liền 4: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn

Tổng số trục thân liền 5: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn

2.4 Cách tính tải trọng xe đầu kéo, container, xe rơmooc

Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn

Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn

Tổng số trục từ 5 trục trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn

Đối với tổ hợp xe thân liền rơmooc kéo: Tổng trọng lượng của xe gồm tổng lượng của xe thân liền và tổng các tải trọng trục đơn của xe.

Phân biệt tải trọng và trọng tải, mức xử phạt đối với xe chở quá tải 

3. Mức xử phạt đối với hành vi chở quá tải của xe tải

3.1 Công thức tính khối lượng hàng hóa chở quá tải như sau:

Xe A (quá tải) = Xe A (thời điểm kiểm tra thực tế) – (khối lượng xe) – (trọng tải hàng hóa được phép chở)
% Quá tải = Xe A (quá tải) : (khối lượng xe)

Ví dụ: Một xe tải có khối lượng 3500 kg, khối lượng hàng hóa xe được chở là 6000 kg. Thời điểm kiểm tra và cân xe tổng khối lượng của xe là 11000 kg. Vậy:

Khối lượng hàng quá tải là: 11000 – 3500 – 6000 = 1500 (kg)

Phần trăm quá tải: 1500 : (3500 x 100%) = 42,8%

3.2 Các mức xử phạt khi xe quá tải

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

Mức phạt đối với người trực tiếp điều khiển xe quá tải

  • Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Ngoài ra, người trực tiếp điều khiển xe quá tải còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; 03 – 05 tháng tùy trường hợp vi phạm. 

Mức phạt đối với chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu cá nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp, tổ chức)

  • Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
  • Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."

Xem thêm7 tuyến cao tốc chính và những lưu ý khi lưu thông trên đường cao tốc ở Việt Nam

4. Phân biệt tải trọng và trọng tải

Trọng tải và tải trọng là hai khái niệm không giống nhau, nhưng dễ gây nhầm lẫn là một vì mang những hàm ý tương đồng. Trong đó: 

Tải trọng được hiểu là cân nặng của hàng hóa mà phương tiện đang chở thực tế trên xe. 

Trọng tải chính là khả năng chịu nặng tuyệt đối tối đa cho phép ở mặt kỹ thuật do nhà sản xuất công bố trong tài liệu thông số kỹ thuật của xe. Được tính rõ ràng là tổng trọng lượng hàng hóa trên xe  (nếu có) cộng với tổng trọng lượng xe.

Nói cách khác, trọng tải là khối lượng có thể chở được của phương tiện vận tải, khả năng chịu nặng tối đa cho phép của phương tiện giao thông. Ví dụ, khi nói trọng tải thiết kế của xe là 5 tấn tức là khối lượng lớn nhất mà xe đó có thể chở được trong mức an toàn là 5 tấn.

Nếu vượt quá trọng tải thiết kế tức là tài xế đã vi phạm quy định pháp luật về khối lượng hàng hóa cho phép của xe. Vượt quá trọng tải thiết kế xe sẽ mạng lại nhiều nguy hiểm, mất thăng bằng xe, tài xế khó kiểm soát được tay lái, dễ xảy ra tai nạn giao thông vì sức chịu nặng của xe đã vượt quá giới hạn. 

Trọng tải = tải trọng cho phép/tải trọng tối đa
Bình luận