Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bạn có biết lý do vì sao lại không có giải Nobel Toán học?

Bạn có biết rằng không hề tồn tại giải Nobel Toán học. Nhiều người đã đưa ra giả thuyết nghe có vẻ rất hợp lý về lý do của việc này, cùng tìm hiểu...

Alfred Nobel để lại di chúc, dành toàn bộ tài sản của mình để trao giải Nobel tôn vinh những đóng góp quan trọng ở các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, hòa bình và văn chương. Tuy nhiên, lại không có giải thưởng Nobel toán học, vì sao vậy?

Alfred Bernhard Nobel

Alfred Bernhard Nobel (1833 – 1896) là một nhà hóa học, kỹ sư, nhà phát minh, doanh nhân và nhà hảo tâm người Thụy Điển. Nobel phát minh ra ballistite, là tiền thân của nhiều vật liệu nổ không khói được dùng phổ biến sau này.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã có 355 phát minh, trong đó, phát minh thuốc nổ là nổi tiếng nhất. Ông cũng tích lũy được một số tài sản khổng lồ trong lúc sinh thời. Sau khi bị chỉ trích vì đã phát minh ra cách thức giết chết con người nhanh nhất, ông đã quyết định thay đổi di chúc và quyên góp tài sản của mình để thành lập nên chuỗi giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực Hóa học, Vật lý, Y học, Văn học và Hòa bình.

voh.com.vn-nobel-toan-hoc-1

Hình ảnh về Alfred Bernhard Nobel (Nguồn: Internet)

Tại sao không có giải Nobel toán học?

Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong đời sống từ xưa cho đến nay. Vì vậy, đối với nhiều người, việc không trao giải Nobel cho lĩnh vực toán học là một điều bất công khá lớn.

Đã có nhiều giải thuyết đã nêu ra để giải thích lý do tại sao không có giải Nobel toán học.

  1. Giải thuyết 1:

Đây cũng được xem là giả thuyết phổ biến, được nhiều người biết đến nhất. Nhiều người cho rằng vợ hoặc người yêu của Alfred Nobel đã phản bội ông và ngoại tình với một nhà toán học nổi tiếng thời đó tên là Gosta Mittag-Leffler.

Chính vì lý do này mà Alfred Nobel cảm thấy bị xúc phạm và đã quyết định không trao giải cho lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, lại có thông tin Alfred Nobel không hề có vợ và những người yêu của ông lại không hề liên quan đến nhà toán học nào, vì vậy, giả thuyết này không hoàn toàn chính xác.

  1. Giải thuyết 2:

Gosta Mittag-Leffler vốn là nhà toán học nổi tiếng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông đã sáng lập ra tạp chí toán học danh tiếng Acta Mathematica và đóng vai trò quan trọng trong toán học nhưng lại có mâu thuẫn lớn với Alfred Nobel. Giải thuyết này lại một lần nữa bị phủ nhận. Bởi năm 1865, Nobel chuyển đến Paris sống, cùng lúc đó Gosta Mittag-Leffler còn đang là sinh viên và Nobel thì ít khi quay trở lại Thụy Điển. Nên mối liên hệ của cả hai là gần như khó xảy ra.

  1. Các giải thuyết khác

Nhiều người lại cho rằng Alfred Nobel không quan tâm và không hứng thú với lĩnh vực toán học, ông cho rằng không cảm thấy có lợi ích khi trao giải cho các đóng góp trong lĩnh vực này. Dường như, ông có hứng thú nhất với lĩnh vực văn chương mà thôi.

Một giả thuyết khác nữa là vào thời điểm đó đã có một giải thưởng toán học danh tiếng khác được trao. Và Alfred Nobel không muốn cạnh tranh nên đã quyết định không thành lập giải thưởng Nobel toán học.

Đến tận ngày nay, lý do vì sao không có giải thưởng Nobel toán học vẫn còn là một bí ẩn.

voh.com.vn-nobel-toan-hoc-2

Lễ trao giải Nobel (Nguồn: Internet)

Những giải thưởng toán học khác

Tuy không có giải Nobel toán học nhưng trên thế giới, vẫn có các giải thưởng toán học danh tiếng khác mang sức ảnh hưởng khá lớn.

Đầu tiên phải nhắc đến Huy chương Fields, được thành lập năm 1936 theo tên của nhà toán học người Canada - John Charles Fields. Giải thưởng này được trao 4 năm mỗi lần cho nhà toán học dưới 40 tuổi.

Ngoài ra, giải thưởng toán học Abel cũng ra đời và được đặt theo tên của nhà toán học nổi tiếng vào thế kỷ 19 - Niels Henrik Abel.

Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam đã đoạt Huy chương Field với công trình “chứng minh bổ đề cơ bản” và được coi là một trong 10 khám phá của năm do tạp chí Time bình chọn.

voh.com.vn-nobel-toan-hoc-3

Giáo sư Ngô Bảo Châu (Nguồn Internet)

Trên đây là những thông tin có thể bạn chưa biết về giải thưởng Nobel. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.

Tìm hiểu về 7 bài toán Thiên niên kỷ - được treo giải mỗi bài 1 triệu đô: Đây là 7 bài toán thiên niên kỷ do Viện toán học Clay công bố. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về 7 bài toán thiên niên kỷ.
Những điều thú vị xoay quanh phương trình E=mC2 của thiên tài Albert Einstein: Bạn biết gì về phương trình về sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng? Nó có nguồn gốc từ đâu và được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Bình luận