Tiêu điểm: Nhân Humanity

Công Tử Bạc Liêu và căn nhà trị giá 400 tỷ một thời vang bóng

(VOH) - Nếu như đã đặt chân đến Bạc Liêu mà không ghé thăm và khám phá căn nhà cổ của công tử Bạc Liêu thì quả thật là một thiếu sót lớn trong chuyến đi của bạn.

Chúng ta chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu hát "...nghe danh Công tử Bạc Liêu, đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu". Hay thỉnh thoảng khi một ai đó vung tiền tiêu xài, mọi người thường so sánh rằng "sang như Công tử Bạc Liêu". Vậy Công tử Bạc Liêu là ai mà người đời vẫn hay nhắc đến qua bao thế hệ? Đặc biệt, căn nhà cổ trị giá 400 tỷ đồng của Công tử Bạc Liêu có gì hấp dẫn mà luôn khiến du khách phải tò mò? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về nhân vật này cùng khối gia sản mà ông từng sở hữu nhé!

Công tử Bạc Liêu là ai?

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-1

Theo những thông tin được ghi chép, Công tử Bạc Liêu có tên thật là Trần Trinh Huy (1900-1974) hay còn gọi là Ba Huy. Ông là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Mức độ nổi tiếng của ông xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" người ta thường liên tưởng đến ông. Công tử Bạc Liêu còn gắn liền với những giai thoại nổi tiếng như đốt giấy bạc 100 đồng để soi chiếc nhẫn hột xoàn của cô Bảy Phùng Há rơi dưới gầm bàn.

Được biết, thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc tỉnh Nam Kỳ. Khi ấy, những cá nhân có quan hệ tốt với Pháp đều được chia nhiều ruộng đất làm xuất hiện nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Vì gia đình có điều kiện nên các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp nơi đưa con lên Sài Gòn học ở các trường của Pháp hay sang Pháp du học. Tuy nhiên, những vị công tử này lại bị ảnh hưởng bởi chốn phồn hoa đô thị, lại có sẵn tiền, họ đã không ngại vung tay để thể hiện mình. Trong số những vị công tử giàu có đó thì các công tử Bạc Liêu là nức tiếng không ai đủ sức xài tiền lại. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy.

Về sau thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Kể từ đó, cái tên này như dành riêng cho ông và chẳng ai có thể bì kịp hay tranh chấp.

Nhà Công tử Bạc Liêu ở đâu?

Nổi danh là Công tử Bạc Liêu với độ chịu chơi trứ danh nhưng khi cha qua đời, ông Ba Huy lại không có tài làm ăn mà chỉ quen tiêu pha khiến gia sản hao hụt dần. Ông mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Đến lượt các con ông cũng giống như cha, không có tài kinh doanh mà lại tiêu xài phung phí, nên nhà cửa cứ bán dần.

Hiện tại, nhà Công tử Bạc Liêu là một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mới 19 tuổi. Vào thời điểm đó, đây là căn nhà đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh.

Tham quan nhà Công tử Bạc Liêu

  • Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu.
  • Giờ mở cửa: 9 sáng- 6 chiều
  • Giá vé: 15.000 đồng/ người

Kiến trúc tổng thể

Khu nhà gồm 2 tầng nổi bật với kiến trúc Pháp vừa cổ điển vừa toát lên vẻ sang trọng, bề thế. Dù đã hơn 100 năm trôi qua nhưng căn nhà vẫn giữ được nét độc đáo từ nước sơn cho đến nét kiến trúc. Ngôi nhà này do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu đều được đưa từ Pháp về, từ thép đúc, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm - thể hiện nguồn gốc xuất xứ tại thủ đô Paris hoa lệ. Để phục vụ cho nhu cầu du lịch các vật dụng quý giá trong căn nhà của Công tử Bạc Liêu thuở sinh thời đã được đem về đây để trưng bày. Nhiều hiện vật của gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng như bàn, ghế, giường, tủ, một số đồ sứ… Đặc biệt là chiếc giường và xe ô tô Chevrolet mà thời đó Công tử Bạc Liêu là người đầu tiên xài loại xe sang này. 

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-3

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-4
Kiến trúc tổng thể nhà của Công Từ Bạc Liêu. (Nguồn: Internet)

Nội thất bên trong

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-5

Tổng thể căn nhà là 2 tầng kiến trúc màu sơn chủ đạo là màu trắng. Tầng trệt của ngôi nhà có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu. 

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-6

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-7

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-8

Nội thất trong nhà hầu hết đều được làm từ các loại gỗ hiếm và quý giá nên mới có thể trường tồn theo thời gian như thế. Trong phòng khách là bộ Trường kỷ ngũ sơn nổi bật, được chạm khắc và cẩn ốc xà cừ sắc sảo. 

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-9

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-10

Những bộ bình gốm sứ mà gia đình Công tử Bạc Liêu từng sử dụng vẫn còn được giữ nguyên vẹn và bóng loáng.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-11

Chiếc đèn chùm sang trọng, ấm cúng thật khó để bắt gặp tại các ngôi nhà vào thời điểm ấy nhưng nhà Công tử Bạc Liêu lại sở hữu một chiếc đèn lịch lãm thế này.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-12

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-13

Công tử Bạc Liêu có hai chiếc giường ngủ chính: giường nóng và giường lạnh, được đóng bằng gỗ sứa. Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa. Còn giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ. Theo giá trị hiện nay trên thị trường, mỗi chiếc giường có giá khoảng 7 tỷ đồng.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-14

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-15

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-16

Một số vật dụng tiện nghi khác như đài, tivi, máy hát cũng được giữ nguyên vẹn trong ngôi nhà hơn 100 năm tuổi thọ này.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-17

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-18

Di ảnh của gia đình Công tử Bạc Liêu cùng với hình của ông và các đời vợ được treo được treo ngay trên tầng 2 gian thờ của ngôi nhà.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-19

Bàn thờ cha mẹ của Công tử Bạc Liêu cũng được trang trí tôn nghiêm.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-20

Đây là một trong chiếc xe hạng sang được công tử Bạc Liêu dùng để đi chơi, lên Sài Gòn, ra Vũng Tàu hoặc lên Đà Lạt. Chiếc xe là sản phẩm của thương hiệu Peugeot nổi tiếng, sản xuất năm 1922. Loại xe này cả miền Nam khi ấy chỉ có 2 chiếc, một chiếc của công tử Ba Huy, chiếc còn lại của Vua Bảo Đại.

VOH-nha-cong-tu-bac-lieu-21

Công tử Bạc Liêu từng gây chấn động cả nước khi đi thăm ruộng bằng máy bay Morane của Pháp. Lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc, của công tử Bạc Liêu và người thứ hai, vẫn là Vua Bảo Đại. Ông được coi như người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân.

Khách sạn Công tử Bạc Liêu

Hiện nay, Nhà Công tử Bạc Liêu đã thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. Căn “phòng công tử” luôn thu hút khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài. Giá phòng sẽ dao động từ 500.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bạn phải liên hệ đặt phòng trước một tháng.

Công Tử Bạc Liêu và căn nhà trị giá 400 tỷ một thời vang bóng 21

Vì nhà Công Tử Bạc Liêu nằm ở trung tâm thành phố nên việc tìm kiếm nhà nghỉ, khách sạn cũng không quá khó. Bạn có thể tham khảo một số khách sạn dưới đây nếu không muốn ở lại Khách sạn Công Tử Bạc Liêu.

  • Khách sạn Trần Vinh, giá phòng 496.623 vnđ/phòng 2 người. Địa chỉ: 85 -87 đường Hai Bà Trưng, phường 3, Bạc Liêu.
  • Khách sạn New Palace Bạc Liêu, địa chỉ: số 36 Trần Quang Diệu, phường 1, thành phố Bạc Liêu.
  • Khách sạn Sài Gòn Bạc Liêu: giá phòng 707.354 đồng/ phòng 2 người. Địa chỉ: 4-6 Hoàng Văn Thụ, Bạc Liêu.

Khi đến nhà Công Tử Bạc Liêu, bạn không chỉ được nghe những giai thoại về nhân vật đình đám này mà còn được tận mắt chứng kiến căn nhà trị giá 400 tỷ cùng những vật dụng quý giá mà lúc sinh thời ông từng dùng qua. Nếu như đã nghe danh Công Tử Bạc Liêu đã lâu nhưng chưa có cơ hội đặt chân đến quê hương của ông thì sau khi xem bài viết này bạn hãy lên lịch đi ngay và liền đi nhé!

Thảo Cầm Viên với lịch sử hơn 150 năm đã chuyển mình như thế nào mà ai cũng muốn tới?: (VOH) - Sài Gòn nắng nắng mưa mưa, nhưng chung quy lại thì vẫn là quanh năm khói bụi. Thế nhưng không phải nơi nào cũng thế, vì ít nhất vẫn còn một lá phổi xanh nho nhỏ. Đó là Thảo Cầm Viên.
Phong Nha Kẻ Bàng – thiên đường của nhân loại, bạn còn chần chờ gì mà chưa đi?: (VOH) - Hãy đi Phong Nha Kẻ Bàng ít nhất một lần để tận mắt nhìn thấy khung cảnh ‘rừng núi trùng trùng điệp điệp’, mùa nước xanh ngọc bích mà các nhà văn đã miêu tả đẹp như thế nào.
Bình luận