Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bỏ bữa ăn sáng thường xuyên, người phụ nữ tá hỏa khi bác sĩ lôi ra thứ này từ trong bụng mình

Sỏi túi mật là căn bệnh rất phổ biến, có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc sỏi túi mật hơn do sự ảnh hưởng của estrogen lên quá trình tạo mật.

Năm 1997, cô Lý, (61 tuổi), đến từ thị trấn Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam (TQ), từng mắc căn bệnh ung thư dạ dày và trải qua điều trị phẫu thuật. Năm 1998, cô Lý đến bệnh viện xét nghiệm thì phát hiện kết sỏi trong túi mật, nhưng cô mãi trì hoãn vì không muốn tiến hành phẫu thuật.

Đến năm 2014, cô Lý bị viêm ruột thừa và phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, trải qua 2 lần phẫu thuật, bụng cô Lý mang 2 vết sẹo dài nên cô không muốn chịu đựng thêm đau đớn từ lần phẫu thuật thứ 3, và cô đã trì hoãn suốt 20 năm.

tuyet-doi-khong-nen-tri-hoan-neu-mac-phai-can-benh-nay-vohHình ảnh siêu âm túi mật đầy sỏi của cô Lý (Nguồn Internet)

Ngày 13/8, cô Lý bị đau ở phần bụng trên, mồ hôi túa ra ướt đẫm, khi cô được đưa vào bệnh viện địa phương, bác sĩ chẩn đoán tình trạng của cô là "túi mật bị viêm, kết sỏi túi mật ". Bác sĩ khuyên cô Lý nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật và lấy sỏi túi mật, nhưng cô Lý kiên quyết từ chối.

Sau đó, cô Lý và người nhà biết được tại bệnh viện Nhân dân (tỉnh Hồ Nam), bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt túi mật nội soi, không cần cắt cơ, bệnh nhân ít đau sau mổ, hồi phục nhanh hơn, tăng tính thẩm mỹ và ít gây biến chứng như nhiễm trùng. Cho nên, cô Lý và người nhà quyết định chuyển viện.

Ngày 16/8, cô Lý tiến hành phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Nhân Dân. Trải qua 1 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã thành công cắt bỏ túi mật, và kinh ngạc phát hiện có 258 viên sỏi túi mật hình vuông, có màu xanh nhạt.

tuyet-doi-khong-nen-tri-hoan-neu-mac-phai-can-benh-nay-1-vohĐây là hình ảnh 258 viên sỏi được lấy ra từ túi mật của cô Lý (Nguồn Internet)

Bác sĩ Liêu Xuân Hồng, cho biết: "Cô Lý đã từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày, cho nên sức chứa của khoang bụng nhỏ lại, sau khi thức ăn đi vào, khoang bụng sẽ dãn nở, kích thích túi mật co lại, bài tiết dịch mật, khiến cơ chế của túi mật suy yếu".

Điều này khiến túi mật của cô Lý duy trì tình trạng không bình thường suốt 20 năm qua, tạo nên sỏi cholesterol, hơn nữa túi mật nhiều lần bị viêm, dần hình thành sỏi cholesterol có hình dạng lớn.

Bác sĩ Liêu Xuân Hồng có lời khuyên nhắc nhở mọi người: "Nếu muốn phòng ngừa sỏi túi mật, mọi người nên tuân thủ ngày 3 bữa, khi mắc bệnh sỏi túi mật, cần kịp thời điều trị, tuyệt đối không nên trì hoãn".


tuyet-doi-khong-nen-tri-hoan-neu-mac-phai-can-benh-nay-2-vohSau 1 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã cắt bỏ túi mật thành công cho công Lý (Nguồn: Internet)

Sỏi túi mật là bệnh gì?

Sỏi túi mật là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Sỏi túi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát (sỏi bùn) hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn.

Bệnh nhân có thể có một hoặc rất nhiều sỏi mật trong túi mật. Bệnh sỏi túi mật cũng có thể mang tính di truyền.

Những ai thường mắc bệnh sỏi túi mật?

Sỏi túi mật rất phổ biến: Có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn vì sự ảnh hưởng của estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật. Những người thừa cân hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi túi mật.

Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi túi mật.

tuyet-doi-khong-nen-tri-hoan-neu-mac-phai-can-benh-này-3-vohGiáo sư Liêu Xuân Hồng kiểm tra phục hồi sau phẫu thuật cho bệnh nhân (Nguồn: Internet)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sỏi túi mật là gì?

Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, sỏi túi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong ống dẫn mật đến ruột, túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải. Bạn cần chú ý đến khả năng mắc bệnh nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau ở phần bụng trên hoặc phần giữa bên phải, trong ít nhất 30 phút. Triệu chứng này có thể kéo dài hoặc thậm chí gây ra co thắt.
  • Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai, đặc biệt là đau vai phải.
  • Vàng da hoặc vàng mắt.
  • Có triệu chứng sốt.
  • Phân màu đất sét trắng.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sỏi túi mật?

  • Giảm chế độ ăn nhiều chất béo, không để tăng cân. Hằng ngày cần ăn ba bữa cân bằng.
  • Duy trì cân nặng không vượt quá chuẩn mực dành cho lứa tuổi.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao (đi bộ) thời gian tối thiểu 30 phút.
  • Người bệnh có bệnh về máu cần được theo dõi phát hiện sỏi túi mật bằng siêu âm.
  • Khi đã bị sỏi túi mật nên ăn giảm chất béo để giảm co thắt túi mật và sỏi túi mật chậm phát triển.
Bình luận