Đối với người bệnh mắc bệnh mạch máu ngoại biên, việc đi lại quá nhiều hoặc đứng lâu có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như sưng tấy, đau nhức chi dưới; tỷ lệ tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng tăng cao.
Nếu muốn ngăn ngừa bệnh mạch máu ngoại biên, ngoài việc cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày, chúng ta còn có thể làm thêm các xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh và kịp thời điều trị.

Chú ý đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Trần Tuấn Chương, bác sĩ tim mạch giỏi của Bệnh viện Phủ Đại (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, bệnh mạch máu ngoại biên là chỉ sự tắc nghẽn hoặc bệnh lý của các mạch máu khác ngoài động mạch vành và động mạch chủ của tim.
Các vị trí thường gặp bao gồm động mạch cảnh, động mạch chi trên, động mạch thận và động mạch chi dưới… Trong đó, tắc nghẽn động mạch chi dưới là phổ biến nhất.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến các biến chứng như hoại tử do thiếu máu cục bộ và cần phải cắt cụt chi. Những bệnh nhân như vậy cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn người bình thường.
Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu ngoại biên bao gồm người già, người hút thuốc, bệnh nhân huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người ít hoạt động thể chất trong thời gian dài, bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính và các bệnh tim mạch khác.
Thống kê cho thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành có 80% nguy cơ bị đột quỵ và 50% đến 70% nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu ở chi dưới. Đối với bệnh nhân bị đột quỵ, có 60% đến 70% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và 30% đến 50% nguy cơ mắc bệnh mạch máu chi dưới.
Nguyên nhân nguy cơ cao gây tắc nghẽn động mạch ở chi dưới
Bác sĩ Trần Tuấn Chương cho biết, trong khám lâm sàng bệnh mạch máu ngoại biên, bác sĩ thấy bệnh nhân tắc động mạch chi dưới là phổ biến nhất.
Việc đi lại quá nhiều hoặc đứng lâu có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như sưng tấy, đau nhức chi dưới; tỷ lệ tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng tăng cao.
Nguyên nhân chính của tắc nghẽn động mạch ở chi dưới là do động mạch chi dưới dài và phải chịu được áp lực tuần hoàn máu toàn thân. Khi các mạch máu bị thu hẹp, lưu lượng máu dễ dàng bị tắc nghẽn. Đồng thời, chi dưới ở cách xa tim, máu từ tĩnh mạch về phải có lực quay về lớn hơn, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu hơn.
Các cách điều trị bệnh mạch máu ngoại biên
Bác sĩ Trần Tuấn Chương nói rằng, nếu muốn điều trị bệnh mạch máu ngoại biên, trước tiên chúng ta phải bắt đầu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt của mình, bao gồm bỏ hút thuốc, kiểm soát tốt “tam cao” (bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao), áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, quan tâm sử dụng dầu ô liu, các loại hạt, trái cây rau củ và ăn nhiều cá, giảm ăn thịt đỏ và đường tinh luyện, đồng thời tăng cường vận động và tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu.
Khi hẹp mạch máu nghiêm trọng, có thể sử dụng các phương pháp điều trị can thiệp dựa trên ống thông, chẳng hạn như phẫu thuật nong mạch, bóng bôi thuốc (chống hẹp mạch vành bằng), đặt stent, cắt bỏ mảng xơ vữa xoay hoặc liệu pháp sóng xung kích.
Nếu mạch máu bị tắc nghẽn nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng cách can thiệp bằng ống thông, có thể cần phải phẫu thuật bắc cầu hoặc thậm chí phải cắt cụt chi khi hoại tử mô nghiêm trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết.