Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ngủ máy lạnh bị viêm họng phải làm sao?

Ngủ hoặc ngồi phòng máy lạnh luôn mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ nhưng ít ai biết được những mặt trái mà nó mang lại.

Câu hỏi:

Máy điều hòa có phải là “thủ phạm” gây đau họng không?

Thắc mắc của nhiều thính giả

PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:

Máy điều hòa hay máy lạnh đều giống như nước đá, tức là nó đều làm cơ thể phải điều tiết để dung hòa nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể. Nếu cơ thể bạn đang ở môi trường bên ngoài với nhiệt độ cao, bỗng bước vào phòng máy lạnh thì thân nhiệt sẽ thay đổi một cách đột ngột. Việc này nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì sức đề kháng của bạn sẽ giảm sút.

ngu-may-lanh-bi-viem-hong-phai-lam-sao

Ngủ phòng máy lạnh lợi hay hại? (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, vào ban đêm chúng ta thường điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh xuống thấp (thường là 21, 22, 23, 24 độ) để môi trường mát mẻ và dễ ngủ hơn. Đặc biệt, từ 1 giờ đêm trở về sáng, nhiệt độ bên ngoài sẽ giảm xuống, kết hợp với nhiệt độ phòng máy lạnh thấp sẽ khiến cơ thể phải đối phó với môi trường lạnh, trong khi nhiệt độ cơ thể là 37 độ.

Nếu khi ngủ bạn chỉ đắp mền từ cổ xuống, kết hợp với những yếu tố vừa kể trên thì cái lạnh sẽ tác động trực tiếp đến cổ họng, gây sưng và đau họng. Đôi khi đau họng không xảy ra ngay nhưng nếu kéo dài sẽ làm sức đề kháng suy giảm, các loại vi khuẩn và vi trùng có điều kiện xâm nhập và gây hại.

Hơn nữa, nếu sử dụng máy điều hòa không có tính năng lọc không khí, kết hợp với việc phòng ngủ luôn đóng kín, chứa nhiều đồ đạc thì khi bạn thở khí cacbonic sẽ ứ lại trong phòng. Điều này sẽ dễ sinh ra nhiều khí độc hại, vì thế nguy cơ bị viêm họng, đau họng do máy lạnh là khá cao, có thể hơn cả việc bạn uống nước đá thường xuyên.

Như vậy, để ngủ phòng máy lạnh an toàn bạn nên:

  • Không để máy lạnh thổi thẳng luồng gió trực tiếp vào giường ngủ.
  • Đặt nhiệt độ máy lạnh vừa đủ mát mẻ (khoảng 25 - 27 độ), không để nhiệt độ quá thấp.
  • Sử dụng máy điều hòa có tính năng lọc không khí.
  • Thường xuyên mở cửa sổ để khí cacbonic có thể bay ra ngoài.
  • Khi ngủ nên đắp chăn mền để giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.

 Bạn có thể nghe chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Tự điều trị giảm đau họng tại nhà: Đau họng không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Bình luận