Tiêu điểm: Nhân Humanity

Sau khi cắt amidan bị ho thường xuyên phải làm sao?

( VOH ) - Nhiều người bị ho thường xuyên thì năm này qua tháng nọ nhưng vẫn không biết tại sao, mặc dù họ đã cắt amidan. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ!

Cách đây 10 năm, em đã tiến hành cắt amidan. Sau khi cắt đến nay, cứ đến tháng 8 hàng năm em đều bị ho rất nhiều, kéo dài đến tháng 12 thì hết. Em cũng đã đi khám ở TPHCM nhưng vẫn không có cách nào chữa trị hiệu quả. Em muốn hỏi bác sĩ phải làm sao để chữa hết chứng bệnh này. Em muốn được bác sĩ Bay chữa trị thì phải làm thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:

Chào anh!

Theo như anh chia sẻ thì anh đã cắt amidan được 10 năm nhưng đến nay vẫn còn bị ho thường xuyên. Thực tế, trong hầu họng của chúng ta còn rất nhiều cơ quan kích thích gây ho khi bị viêm.

Anh thường bị ho từ tháng 8 đến tháng 12 và mỗi năm đều tái phát, thì vấn đề đặt ra là anh có hút thuốc lá hay không, hay là trong môi trường lao động của anh có bụi khói hay không, hoặc anh có chú ý giữ ấm hay không. Bởi tất cả các vấn đề này liên quan đến viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn tính được khoa học định nghĩa là những cơn ho xuất hiện hàng năm, kéo dài trên 3 tháng mỗi năm, từ 2 – 3 năm liên tiếp thì chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính.

sau-khi-cat-amidan-bi-ho-phai-lam-sao-voh

Ho tái phát mỗi năm cảnh báo viêm phế quản mạn tính (Nguồn: Internet)

Việc điều trị viêm phế quản mạn tính thì không dùng thuốc kháng sinh (mặc dù nó là bệnh viêm). Phương pháp hiệu quả là áp dụng các phương pháp cơ học như luôn uống nước ấm, không uống nước đá lạnh, không hút thuốc lá, nếu làm việc trong môi trường lạnh cần biết cách giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh khói bụi…

Nếu anh muốn điều trị ở tôi thì anh có thể đến cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.HCM). Đây là cơ sở chuyên về Y học cổ truyền, đôi lúc có kết hợp với Tây y khi cần thiết để chữa bệnh. Tôi thường khám vào thứ 2 hàng tuần. Ngoài ra, tôi có khám tại nhà ở địa chỉ 36/26 Lê Thị Riêng, p.Bến Thành, quận 1. Anh có thể đến các địa chỉ tôi vừa nêu để được trợ giúp.

Bạn có thể nghe lại chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Bình luận