Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin phát triển bền vững ngày 29/8: Thành bại tại logistics xanh

VOH - Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển bền vững

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển bền vững

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024, xác nhận định hướng và chủ trương cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tham gia vào chuỗi giá trị năng lượng mới, đặc biệt là năng lượng tái tạo (NLTT), với trọng tâm là phát triển các dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này không chỉ phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu mà còn đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Việt Nam trong việc giảm phát thải, phát triển kinh tế xanh và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Chuyển dịch năng lượng và phát triển NLTT, trong đó ĐGNK là một lĩnh vực then chốt, đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu. Các tập đoàn dầu khí lớn như Equinor, Shell, và BP đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển NLTT, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp ĐGNK, với công suất dự kiến đạt 6.000 MW vào năm 2030 và lên đến 91.500 MW vào năm 2050, theo Quy hoạch điện VIII.

Phát triển ĐGNK không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tạo việc làm mới và thúc đẩy kinh tế biển. Đây là lĩnh vực mà Petrovietnam, với kinh nghiệm và cơ sở vật chất sẵn có trong ngành dầu khí, có thể đóng vai trò quan trọng.

Petrovietnam có những lợi thế đáng kể khi tham gia vào lĩnh vực ĐGNK. Các hoạt động thăm dò, khai thác, và bảo dưỡng ngoài khơi của ngành dầu khí có tính tương đồng cao với ĐGNK, từ khảo sát đáy biển, thiết kế công trình đến vận hành và bảo dưỡng. Petrovietnam có sẵn hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, và kinh nghiệm quản lý dự án lớn, điều này cho phép tập đoàn tham gia hiệu quả vào quá trình phát triển ĐGNK.

Bên cạnh đó, Petrovietnam còn sở hữu dữ liệu địa chất đáy biển quốc gia và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án ngoài khơi như cảng và bãi chế tạo quy mô lớn. Đội ngũ kỹ sư và chuyên gia của Petrovietnam đã sẵn sàng tham gia vào quá trình thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng các dự án ĐGNK.

Trong giai đoạn tới, Petrovietnam sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu như Equinor và CIP để nghiên cứu và phát triển các dự án ĐGNK tại Việt Nam. Đây là bước đi chiến lược giúp.

Petrovietnam chuyển mình từ một tập đoàn dầu khí truyền thống thành một doanh nghiệp năng lượng tích hợp, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở khu vực.

11-1

Thành bại tại logistics xanh

Ngành logistics tại Việt Nam đang chuyển từ xu hướng xanh hóa thành một yêu cầu bắt buộc nhằm thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải carbon. Các doanh nghiệp như Western Pacific Group (WPG) đang triển khai mô hình Logistics Industrial Cluster (LIC) để giảm chi phí và giảm phát thải. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp logistics nhỏ gặp khó khăn trong việc thực hiện do hạn chế về vốn, nhân lực, và kinh nghiệm quốc tế.

Dù vậy, một số doanh nghiệp lớn như Tân Cảng Sài Gòn và Gemadept đang tiên phong trong việc áp dụng các biện pháp xanh hóa, như thay thế thiết bị bằng những công nghệ thân thiện với môi trường và kiểm kê phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Để duy trì cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng xanh hóa, với sự hỗ trợ của chính sách từ chính phủ.

Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon giai đoạn 2025-2028

Việt Nam đang tiến tới phát triển thị trường tín chỉ carbon tuân thủ, được quản lý bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thị trường này nhằm đáp ứng cam kết quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn thí điểm (2025-2028), các đơn vị sản xuất lớn sẽ được cấp hạn ngạch phát thải miễn phí, và sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ vận hành trong nước. Sau năm 2029, thị trường sẽ vận hành chính thức và có thể kết nối với thị trường carbon quốc tế, với một phần hạn ngạch phát thải được đấu giá. Chính phủ đang xây dựng khuôn khổ pháp lý để phát triển thị trường này.

dji_20240118143632_0689_d-1512

Xanh hóa là cơ hội, không phải là gánh nặng

Tại Hà Nội, diễn đàn về tái cơ cấu nông nghiệp đã tập trung tìm giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản - một yếu tố thiết yếu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam. Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cho rằng xanh hóa nền nông nghiệp là cơ hội chứ không phải gánh nặng, kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn mới để phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh.

Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp, nhận định nông dân chưa nhận được lợi ích xứng đáng từ xuất khẩu nông sản, đề xuất tăng cường xuất khẩu các loại nông sản chủ lực và cải thiện quy trình sản xuất bền vững.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong kinh tế Việt Nam và cần tập trung vào sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị nông sản. Các công nghệ mới như công nghệ sinh học, tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận