Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch Covid-19

(VOH) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quí 1 năm nay có đến 40.000 doanh nghiệp giải thể, đó là chưa kể doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Số doanh nghiệp thành lập mới thì rất ít.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch” vào ngày 1/5, các luật sư chia sẻ cách thức các tập đoàn đa quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19 ở góc độ pháp lý. Dịch Covid-19 tác động ảnh hưởng toàn cầu. Đối với doanh nghiệp là tác động nặng nề cả từ đầu vào tới đầu ra. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quí 1 năm nay có đến 40.000 doanh nghiệp giải thể, đó là chưa kể doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Số doanh nghiệp thành lập mới thì rất ít.

tọa đàm

 Các Luật sư Trần Thanh Tùng, Trần Võ Quốc Sơn (từ phải qua) tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch”. 

Chia sẻ cách các tập đoàn đa quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19 ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Võ Quốc Sơn - Luật sư Trưởng Công ty TNHH Điện Tử Samsung Việt Nam khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh này, các công ty cần phải tối ưu hóa nguồn lực. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa văn bản về việc trường hợp bất khả kháng doanh nghiệp cần xử lý, như: điều chỉnh, cắt giảm lực lượng lao động hoặc tái cơ cấu...

Theo ông Sơn cần có công cụ chia sẻ kế hoạch kinh doanh chung các bên cho nhau. Khi gặp khó khăn, thì minh bạch, đặt lên trên bàn hết, đối tác cũng sẽ hiểu khó khăn và bước tiếp theo của mình, trong đó có thương mại và pháp lý. “Tôi có câu chuyện về thương lượng hoặc trả mặt bằng, hoặc đề nghị giảm, qua câu chuyện đó, đối tác hiểu và chủ động tìm kiếm khách hàng mới cho mình, và cuối cùng không phải chấm dứt hay miễn, giảm, mà đối tác đồng ý cho chúng tôi sửa đổi lại hợp đồng giảm diện tích thuê”- Luật sư Trần Võ Quốc Sơn đưa ra ví dụ.

Luật sư Trần Thanh Tùng - Công ty Luật Global Vietnam Lawyers cho biết, mới đây ông tham gia một vụ thương lượng, bạn ông kinh doanh khách sạn mi ni, chuyên đi thuê các căn nhà thiết kế lại làm khách sạn mini. Khi dịch bùng phát, doanh thu giảm chỉ bằng 1/10 doanh thu bình thường, trong khi chi phí vận hành vẫn như vậy. Sau khi phân tích thiệt hại giữa đôi bên, phía chủ nhà họ cũng có những khó khăn riêng, có khi căn nhà họ vay ngân hàng hoặc là nguồn nuôi sống gia đình. Sau khi chia sẻ với chủ nhà về sự thông hiểu khó khăn giữa đôi bên. “Dù cho tình hình có khó khăn nhưng khi khách hàng của tôi vẫn tiếp tục vận hành khách sạn đó. Ở đây chúng tôi chưa nói đến câu chuyện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi. Chúng tôi chưa dùng đến pháp lý, chúng tôi mới chỉ phân tích những lợi ích. Kết quả là người chủ đồng ý trong tháng 2 và 3/2020, chia sẻ giảm 50% tiền thuê nhà. Tháng 3 - 6 giảm 40%, thời gian còn lại năm 2020 giảm 30% ” - Luật sư Tùng kể.

Ông Tùng cho rằng, khi nghe doanh nghiệp hỏi đến thủ tục giải thể doanh nghiệp, bản thân ông thật sự đau lòng bởi có một nguồn lực phát triển xã hội đã mất đi. Tuy nhiên, theo ông, doanh nghiệp không nên sử dụng các phương án cực đoan như vậy. Luật pháp cho phép doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong một tháng. Sau đó mới vận dụng đến các phương án giải thể doanh nghiệp rồi cuối cùng mới đến phương án làm thủ tục phá sản.

Giải thể khi doanh nghiệp đủ các khoản tiền để thanh toán nợ cho bên thứ 3, đây là trường hợp tự nguyện. Trường hợp cuối cùng là phá sản doanh nghiệp, chúng ta có luật phá sản khi chủ doanh nghiệp không thể trả nợ. Chủ doanh nghiệp sẽ đệ đơn ra tòa để làm thủ tục phá sản, thẩm phán sẽ tổ chức đại hội chủ nợ để xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Nếu buộc phải phá sản thì phải phá sản và thanh lý tài sản, điều kiện là chủ doanh nghiệp không được lãnh đạo doanh nghiệp trong vòng ba năm. Tuy nhiên với trường hợp bất khả kháng thì chủ doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm đó.

Về việc áp dụng trường hợp bất khả kháng, theo các Luật sư, cần xem xét lại ba yếu tố quan trọng là phạm vi của hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng và điều kiện tiên quyết. Nếu không bàn về vấn đề bất khả kháng thì có thể bàn về điều khoản chấm dứt hợp đồng trước hạn hay thay đổi hợp đồng. Mỗi công ước quốc tế lại có những điều khoản áp dụng khác nhau nên tùy thuộc vào việc thương thảo hợp đồng ra sao cho cụ thể. Qua đó áp dụng cách nào hợp lý nhất cho lợi ích các bên.

Cập nhật COVID-19 chiều 1/5: Việt Nam không có ca nhiễm mới, toàn cầu vượt 3,3 triệu ca - (VOH) - Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới tính đến chiều 1/5. Trung Quốc ra khỏi nhóm 10 nước có số ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới.

Bình luận