Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải đáp: Bà bầu ăn bưởi có tốt không và thời điểm ăn an toàn

(VOH) – Bưởi tốt cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn bưởi sẽ nhận được những lợi ích gì, cũng như cần lưu ý điều gì khi ăn bưởi?

Bưởi là loại trái cây nhiệt đới, thuộc họ cam quýt. Đây là loại trái cây chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Đặc biệt với nguồn vitamin C cực kỳ dồi dào, ăn bưởi giúp tăng sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

1. Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bưởi được xem là một trong những loại thực phẩm an toàn để bạn có thể tiêu thụ trong thai kỳ. Đây là loại trái cây ít calo nhưng lại dồi dào các dưỡng chất như vitamin B phức hợp, folate, chất xơ, canxi và kali, tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cả mẹ bầu.

giai-dap-ba-bau-an-buoi-co-tot-khong-va-thoi-diem-an-an-toan-voh-0
Ăn bưởi khi mang thai mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé ( Nguồn: Internet)

Hơn nữa, các vitamin và khoáng chất trong bưởi có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả trong thai kỳ cũng như nhiều lợi ích khác.

Tương tự, nước ép bưởi cũng là loại thức uống tốt cho thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, khi uống nước ép bưởi bạn chỉ nên uống loại nước uống 100% nguyên chất, tự pha. Không nên sử dụng loại nước ép đóng chai, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong nước ép đóng chai đều bị mất đi trong quá trình sản xuất.

Xem thêm: ‘Mách nước’ 4 công thức nước ép bưởi thơm ngon, bắt mắt, bổ sung dưỡng chất cực tốt cho cơ thể

2. Bà bầu ăn bưởi nhận được lợi ích gì?

Bưởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các bộ phận từ trái, vỏ, hạt hay lá bưởi cũng đều có công dụng chữa bệnh rõ rệt. Do đó, tiêu thụ bưởi trong thai kỳ bạn sẽ nhận được rất nhiều các lợi ích sau đây:

2.1 Ngăn ngừa chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ có thể gây tử vong. Thật may, bưởi được cho là thực phẩm có thể giúp kiểm soát được chứng tiền sản giật hiệu quả. Nguyên nhân là do bưởi chứa nguồn kali và flavonoid dồi dào có thể giúp điều hòa huyết áp.

2.2 Kiểm soát cholesterol

Bà bầu ăn bưởi có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu. Bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa như naringin và lycopene và có hàm lượng chất xơ cao. Những thành phần này được cho là yếu tố giúp kiểm mức cholesterol trong cơ thể.

2.3 Quản lý cân nặng

Phụ nữ khi mang thai cần được duy trì mức cân nặng hợp lý để không bị tình trạng béo phì khi mang thai. Bưởi là loại trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và chất xơ. Chính vì thế, bà bầu ăn bưởi là một lựa chọn khôn ngoan để quản lý cân nặng.

Tuy nhiên, để trọng lượng cơ thể khi mang thai luôn ở mức hợp lý bạn cần phải “đồng bộ” cả chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.

2.4 Trị táo bón khi mang thai

Hàm lượng chất xơ trong bưởi được đánh giá khá cao. Nếu thường xuyên tiêu thụ bưởi cơ thể bạn sẽ được hấp thụ một lượng chất xơ đáng kể, giúp làm giảm bớt các vấn đề trong khi mang thai như táo bón.

Xem thêm: Giải pháp giúp mẹ vượt qua chứng táo bón khi mang thai nhẹ nhàng

2.5 Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

Bưởi có nguồn vitamin C dồi dào và phụ nữ mang thai sẽ cần ít nhất 85mg chất dinh dưỡng này mỗi ngày. Vì thế, việc bà bầu ăn bưởi mỗi ngày sẽ là một cách tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu vitamin C trong thời kỳ mang thai.

Không những thế, vitamin C cũng góp phần bảo vệ mẹ bầu khỏi nhiễm lạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại số một bệnh cảm thông thường.

2.6 Giảm ợ chua, khó tiêu

Phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, ợ chua, khó tiêu do hormone thai kỳ gây quá nhiều thay đổi cho hệ tiêu hóa.

giai-dap-ba-bau-an-buoi-co-tot-khong-va-thoi-diem-an-an-toan-voh-1
Bà bầu ăn bưởi giảm chứng đầy hơi, khó tiêu (Nguồn: Internet)

Bưởi có chứa D-limonene – một chất có đặc tính trung hòa axit dạ dày và làm bình thường hóa chuyển động của nhu động ruột. Chính điều này khiến bưởi trở thành lựa chọn hiệu quả để kiểm soát chứng ợ nóng và khó tiêu khi mang thai.

Lưu ý: phụ nữ mang thai không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi vào ban đêm, vì có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng và khó tiêu.

2.7 Sưng và tích nước

Sưng và tích nước ở chân, bàn chân là một hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Vì bưởi chứa cả bioflavonoid và vitamin C “cặp đôi hoàn hảo” giúp loại trừ khả năng giữ nước và sưng tấy

2.8 Giảm nguy cơ thiếu máu

Phụ nữ khi mang thai có thể bị thiếu máu do thiếu chất sắt. Bưởi giàu vitamin C nên ăn bưởi có thể giúp cơ thể hấp thu sắt, từ đó làm giảm nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng thiếu máu thai kỳ cần được thực hiện một cách toàn diện hơn là chỉ có việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Xem thêm: Ngoài cam, chanh, bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng các thực phẩm này

2.9 Giảm táo bón

Phụ nữ mang thai cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là trong những tháng mùa hè. Bưởi có hàm lượng nước cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác và giàu chất điện giải nên bà bầu ăn bưởi có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Ngoài ra, chất xơ trong bưởi có lợi cho việc kiểm soát tình trạng táo bón trong thai kỳ.

2.10 Cung cấp axit folic

Tất cả các loại quả có múi nói chung và quả bưởi nói riêng đều là nguồn cung cấp axit folic tốt cơ thể. Axit folic là một chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai, thiếu axit folic trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

2.11 Làn da khỏe

Phụ nữ mang thai, làn da thường trở nên xấu hơn do sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu ăn bưởi mẹ bầu có thể giảm bớt sự “xuống sắc” của làn da, bởi hàm lượng vitamin C trong bưởi có khả năng giúp làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu tổn thương do mặt trời và ô nhiễm.

Ngoài ra, bà bầu ăn bưởi sẽ còn nhận được một số lợi ích như: giúp giảm nghén; giảm căng thẳng mệt mỏi; ngăn ngừa hen suyễn; viêm khớp; chữa viêm họng cảm cúm; giảm nguy cơ thiếu máu; loãng xương; tiểu đường và các vấn đề về glucose...

3. Bà bầu ăn bưởi thời điểm nào tốt?

Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn bưởi chính là buổi sáng, sau khi ăn sáng khoảng 1 tiếng. Bởi lượng vitamin và khoáng chất trong bưởi khi được ăn vào buổi sáng sẽ được cơ thể hấp thu nhiều hơn.

Mẹ bầu cũng có thể ăn bưởi vào buổi trưa, chiều hoặc tối nhưng lượng hấp thu vitamin và dưỡng chất sẽ không đạt hiệu quả tối đa.

Ngoài ra, không có giới hạn nào đặt ra phụ nữ mang thai ăn bao nhiêu quả bưởi là an toàn. Tuy nhiên, tổng lượng trái cây được khuyến nghị mỗi ngày mà mẹ bầu có thể ăn là từ 2 – 4 phần và nên đa dạng các loại trái cây. Tốt nhất là bạn không nên ăn nhiều hơn 1 quả bưởi mỗi ngày.

4. Bà bầu ăn nhiều bưởi có sao không?

Mặc dù là thực phẩm có hàm lượng fructose thấp, nhưng tiêu thụ quá nhiều bưởi trong ngày có thể gây hại cho nhau thai cũng như sự phát triển của thai nhi.

giai-dap-ba-bau-an-buoi-co-tot-khong-va-thoi-diem-an-an-toan-voh-2
Bưởi sẽ là thực phẩm an toàn nếu được với khẩu phần hợp lý (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nếu bạn có các vấn đề sau khi đang mang thai thì bạn không nên ăn bưởi:

  • Bệnh thận hoặc gan
  • Viêm loét dạ dày hoặc tá tràng
  • Viêm bàng quang
  • Có tiền sử dị ứng với các loại trái cây họ cam, quýt

Tuyệt đối, không ăn bưởi khi bụng đói hoặc dùng bưởi cùng với một số loại thuốc, vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Những cách chế biến bưởi an toàn cho phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, bạn có thể ăn bưởi ở các dạng sau đây:

  • Nước ép bưởi, sinh tố bưởi hoặc salad trái trái cây, sữa chua phủ bưởi.
  • Món cocktail được làm từ sự kết hợp của bưởi cùng các loại trái cây khác nhau.
  • Uống trà ướp hoa bưởi

Như vậy, có thể nói bưởi là loại trái cây “thân thiện” với bà bầu, nhưng chỉ tốt khi nó nằm trong một chế độ ăn hợp lý, vừa phải. Một chế độ ăn uống ăn uống khoa học, lành mạnh cũng sẽ đảm bảo cho mẹ bầu có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Bình luận