Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giai đoạn thai kì bà bầu ăn khoai mỡ được không?

(VOH) – Các món ăn được chế biến từ khoai mỡ vốn rất hấp dẫn bởi vị thơm bùi và dễ ăn. Nhưng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng trong thai kì, nhiều người thắc mắc rằng bà bầu ăn khoai mỡ được không?

Khoai mỡ được đánh giá như một nguồn cung cấp kali, viatmin C và tinh bột dồi dào, có công dụng phòng và hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng, việc tìm hiểu kĩ càng lợi ích sức khỏe khoai mỡ đem lại là điều nên làm. 

1. Bà bầu ăn khoai mỡ được không?

Khoai mỡ là thực phẩm “lành tính” mà bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là 7 lợi ích tuyệt vời khoai mỡ đem lại cho mẹ và bé trong “9 tháng 10 ngày” mang thai: 

1.1 Giảm nguy cơ sinh non 

Trẻ sinh non là trường hợp bé ra đời khi chưa đạt đủ 37 tuần trong bụng mẹ, cân nặng của bé khi sinh có thể nhỏ hơn 2.5kg. Việc ăn thêm khoai mỡ sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hấp thu vitamin B6, hạn chế nguy cơ trẻ sinh thiếu tháng và cân nặng không đạt tiêu chuẩn. 

giai-doan-thai-ki-ba-bau-an-khoai-mo-duoc-khong-voh-0
Vitamin B6 trong khoai mỡ sẽ hạn chế nguy cơ sinh non (Nguồn: Internet) 

1.2 Ngăn ngừa táo bón 

Trong giai đoạn mang thai, hormone progesterone sản sinh nhiều, làm ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa thức ăn của mẹ bầu, chính vì thế cần nạp thêm chất xơ và uống nhiều nước. Hàm lượng lớn chất xơ khoai mỡ cung cấp sẽ giảm tình trạng táo bón, kích thích sự co bóp cơ trơn trong dạ dày. 

Xem thêm: Giải pháp giúp mẹ vượt qua chứng táo bón khi mang thai nhẹ nhàng

1.3 Tăng cường collagen 

Chất chống oxy hóa beta carotene trong khoai mỡ thúc đẩy sản xuất collagen, giúp mẹ cải thiện tình trạng da khô và nứt nẻ khi mang bầu. Đặc biệt, lượng chất này góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ làn da khỏi các tia ánh sáng xấu, hỗ trợ phục hồi làn da. 

1.4 Lưu thông khí huyết

Tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu là một dấu hiệu rất nghiêm trọng, nếu không khắc phục sẽ biến chứng thành tiền sản giật, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Theo phân tích dinh dưỡng, khoai mỡ là nguồn cung cấp dồi dào hợp chất đồng, sắt – hai thành phần quan trọng để sản xuất hồng cầu, ngừa thiếu máu cũng như cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. 

1.5 Tốt cho xương 

Thời gian mang bầu sẽ khiến việc vận động của mẹ trở nên khó khăn, nặng nề hơn do tình trạng đau lưng, giãn nở vùng chậu. Để hệ xương khớp dẻo dai và hoạt động trơn tru, mẹ có thể bổ sung canxi bằng cách ăn thêm khoai mỡ. 

giai-doan-thai-ki-ba-bau-an-khoai-mo-duoc-khong-voh-1
Bổ sinh canxi từ khoai mỡ để hệ xương khớp hoạt động trơn tru (Nguồn: Internet) 

1.6 Kiểm soát đường huyết 

Với chỉ số đường huyết thực phẩm thấp, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng bệnh lý tiểu đường thai kì “tìm đến”. Hơn nữa, loại tinh bột trong khoai mỡ khá lành mạnh, giúp kiểm soát tình trạng tăng cân quá mức khi mang thai.

Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường nên biết những điều này để kiểm soát đường trong máu, tránh ảnh hưởng thai nhi 

1.7 Phòng chống ung thư 

Các bệnh ung thư thường rất khó phát hiện trong thai kì, chính vì vậy để hạn chế nguy cơ xấu với sức khỏe, mẹ nên chủ động phòng bệnh. Hoạt chất beta carotene trong khoai mỡ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa. 

2. Một số lưu ý nếu ăn khoai mỡ khi mang thai 

Để cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn mang thai, mẹ hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây khi ăn khoai mỡ:

  • Không ăn quá nhiều liền một lúc, làm hạn chế khả năng hấp thụ các thực phẩm khác.
  • Nên ăn từ 2-3 bữa khoai mỡ trong một tuần.
  • Chọn ăn các củ khoai có màu tối, không ăn củ khoai bị mềm nhũn và có mùi lạ. 
  • Chế biến các món ăn đa dạng như canh khoai mỡ, bánh khoai mỡ, chè khoai mỡ,…

Bữa ăn của mẹ bầu sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhờ các món ăn từ khoai mỡ, nhưng đừng vì “ghiền” khoai mỡ mà bỏ lỡ nhiều nhóm thực phẩm hữu ích khác nhé. 
 

Bình luận