Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bà bầu ăn kiwi nhận được lợi ích khiến ai cũng bất ngờ

(VOH) – Kiwi với hàm lượng folate cao, ít đường, chất béo nên được đánh giá loại trái cây tốt cho thai kỳ. Bà bầu ăn kiwi không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa bệnh tật.

Nhiều người gọi quả kiwi là “cường quốc dinh dưỡng” bởi chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất xơ, kali, axit folic, vitamin C và E, carotenoid, chất chống oxy hóa và khoáng chất vi lượng trong quả kiwi cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác.

1. Bà bầu ăn kiwi được không?

Mẹ bầu có thể ăn kiwi khi mang thai, bởi đây là loại trái cây an toàn trong thai kỳ, thậm chí là rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu ăn kiwi không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào.

ba-bau-an-kiwi-nhan-duoc-loi-ich-khien-ai-cung-bat-ngo-voh-0
Kiwi là trái cây bổ dưỡng bà bầu có thể ăn khi mang thai (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng kiwi thì bạn không nên ăn kiwi khi mang thai, vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Các triệu chứng dị ứng kiwi thường gặp là phát ban trên da, sưng tấy trên miệng...

2. Những lợi ích khi bà bầu ăn kiwi

Kiwi là loại quả được lọt vào danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu và được khuyến khích dùng trong thai kỳ bởi những lợi ích sức khỏe sau đây:

2.1 Lợi ích trong 3 tháng đầu thai kỳ

Cung cấp folate

Kiwi chứa nhiều folate, 1 quả kiwi trung bình chứa khoảng 17 mcg folate. Đây là một chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Cung cấp vitamin C

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. Trong quả kiwi chứa rất nhiều vitamin C (cao gấp 2 lần quả chanh), vì thế, bà bầu ăn kiwi sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu thai kỳ. Đồng thời, hàm lượng vitamin C cũng giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh vặt.

Cung cấp canxi

Thai nhi trong bụng cần được cung cấp đủ canxi để đảm bảo sự phát triển của xương, răng, cơ và tim. Một quả kiwi trung bình chứa đến 23.5mg canxi, do đó, nếu bạn không đang tìm kiếm nguồn canxi để bổ sung cho cơ thể thì đừng quên thêm kiwi vào chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm: 6 thay đổi quan trọng mẹ bầu sẽ trải qua ở kì tam cá nguyệt thứ nhất

2.2 Lợi ích trong 3 tháng giữa thai kỳ

Cung cấp chất xơ

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn kiwi có thể giúp duy trì nhu động ruột trơn tru, từ đó làm giảm hàng loạt các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy...

ba-bau-an-kiwi-nhan-duoc-loi-ich-khien-ai-cung-bat-ngo-voh-1
Kiwi chứa nhiều chất xơ và nhiều dưỡng chất khác (Nguồn: Internet)

Cung cấp vitamin A và kẽm

Bắt đầu từ tám cá nguyệt thứ 2, nhu cầu về vitamin A, kẽm, sắt, canxi, i-ốt và axit béo omega-3 của mẹ bầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, mỗi ngày bà bầu ăn một quả kiwi sẽ giúp đáp ứng được một phần nhu cầu này.

Xem thêm: Tam cá nguyệt thứ 2: Nửa hành trình thai kì mẹ và bé có gì thay đổi?

2.3 Lợi ích trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thực phẩm không chứa nhiều đường

Ở những tháng cuối thai kỳ, bạn có nguy cơ phải đối mặt với chứng tiểu đường thai kỳ. Kiwi là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, và trong 100gr kiwi chỉ chứa khoảng 1 thìa cà phê glucose, đo đó ăn kiwi sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Cung cấp vitamin K

Kiwi là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin K. Loại vitamin này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp đông máu. Đây là loại trái cây bạn nên bổ sung nhiều khi gần đến ngày dự sinh.

Xem thêm: Tam cá nguyệt thứ 3: ‘Cục cưng’ xoay đầu và chuẩn bị đến với thế giới!

3. Bà bầu ăn kiwi bao nhiêu là tốt?

Kiwi rất tốt nhưng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 trái kiwi mỗi ngày vào trước bữa ăn chính để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Trong trường hợp bạn bị dị ứng do di truyền, bị sỏi thận, sỏi mật, viêm dạ dày, bạn nên tránh ăn kiwi trong thai kỳ.

Ngoài ra, khi ăn kiwi cần lưu ý:

  • Rửa kỹ trước khi ăn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh và hóa chất còn tồn đọng trên quả.
  • Không ăn quá nhiều.
  • Lần đầu ăn kiwi bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nổi mẩn trên da...

Với kiwi, bạn có thể ăn như một loại trái cây hoặc kết hợp kiwi với salad, sữa chua, uống nước ép kiwi hoặc làm mứt kiwi đều được.

Kiwi là loại trái cây đáng được thêm vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, sử dụng trong một giới hạn là cần thiết bởi bà bầu ăn nhiều kiwi cũng không tốt cho sức khỏe.

Bình luận