Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bố mẹ cần biết: Viêm tai giữa ở trẻ em nguy hiểm ra sao?

VOH - Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Nếu không phát hiện sớm và điều trị cho trẻ kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Để hiểu rõ viêm tai giữa ở trẻ em nguy hiểm ra sao, làm thế nào để nhận biết bệnh sớm, các bậc phụ huynh có thể theo dõi những thông tin đã được bác sĩ Vũ Quang Vinh (Khoa nhi – Bệnh viện quốc tế Hạnh phúc) chia sẻ trong chương trình Con khỏe mẹ vui, phát trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.

Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh viêm tai giữa?

Như chúng ta đã biết, cấu trúc của tai gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, bộ phận dễ bị viêm nhất là tai giữa.

Theo bác sĩ Vũ Quang Vinh, viêm tai giữa là bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em, đó là:

bo-me-can-biet-viem-tai-giua-o-tre-em-nguy-hiem-ra-sao-voh-1

Trẻ em bị viêm tai giữa chủ yếu do viêm đường hố hấp trên (Nguồn: Internet)

  • Do trẻ em thường có hòm nhĩ và họng mũi nằm ngay, ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm, từ đó lây lan lên vùng tai giữa.
  • Do trẻ em có sức đề kháng kém, khó chống lại được sự nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, từ đó dễ dàng mắc bệnh viêm tai giữa hơn so với người lớn.
  • Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, amdian hay viêm mũi, tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan lên tai giữa gây ra bệnh.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ như:

  • Gia đình có người bị viêm tai giữa.
  • Trong gia đình có người hút thuốc lá, trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ viêm tai giữa cao hơn so với các trẻ khác.
  • Trẻ không được bú mẹ.
  • Trẻ ngậm ti giả nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn, do vi trùng dễ đi vào tai giữa.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em nhưng đa số các trường hợp mắc bệnh là do trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Khi bị cảm cúm, niêm mạc đường hô hấp bị phù nề tạo điều kiện bám dính vi khuẩn vào đường hô hấp. Vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên cũng là vi khuẩn gây viêm tai giữa.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa sớm ở trẻ em

Theo bác sĩ Vinh, để nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

  • Trẻ bị đau tai (khoảng 43% trẻ đau tai nhiều, 40% đau tai ít, 17% không đau tai).
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ mệt mỏi, thường xuyên đưa tay lên tai.
  • Thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ bị nôn ói và tiêu chảy.

Thông thường, trẻ em không nói lên được tình trạng đau tai của mình. Do đó, khi trẻ có những triệu chứng trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những nguy hiểm sau đây:

bo-me-can-biet-viem-tai-giua-o-tre-em-nguy-hiem-ra-sao-voh-2

Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa thì mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
(Nguồn: Internet)

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng: Viêm tai giữa khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Giảm sức nghe: Trong thời gian bị viêm tai giữa trẻ sẽ rất khó nghe, từ đó ảnh hưởng đến ngôn ngữ và hoạt động trí tuệ của trẻ.
  • Viêm tai giữa không chữa trị có thể gây viêm xương chũm, viêm màng não.

Bác sĩ Vinh cho biết, thực tế cũng có nhiều trường hợp viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ của trẻ nhưng may mắn là màng nhĩ của trẻ sẽ liền rất nhanh, thậm chí là liền trong vài giờ.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa

Bác sĩ Vũ Quang Vinh cho biết, điều trị viêm tai giữa sẽ dựa trên các nguyên tắc sau đây:

  • Điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc nhỏ thuốc vào tai của trẻ.
  • Điều trị nguyên nhân gây viêm tai giữa.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ Vinh cũng đưa ra lời khuyên, khi điều trị viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh cha mẹ cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc theo sự hiểu biết của mình.

Để nghe lại những chia sẻ của bác sĩ Vũ Quang Vinh về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thì bạn có thể nhấp vào audio bên dưới.

Cách chữa trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh ?: Táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu cha mẹ sớm nhận biết, tìm hiểu nguyên nhân và biết cách điều trị. Dưới đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng bị táo bón: Bé 14 tháng tuổi, nặng 8,5 kg, bị suy dinh dưỡng và táo bón. Để cải thiện cân nặng và hạn chế tình trạng táo bón, bác sĩ Đào Thị Yến Phi tư vấn cho các mẹ như sau.
Bình luận