Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cha mẹ cần biết: Cách ‘can thiệp sớm’ vật lý trị liệu cho trẻ chậm vận động

( VOH ) - Trong quá trình nuôi con, ai cũng mong muốn con được phát triển một cách bình thường với những cột mốc quan trọng trong đời.

Tuy nhiên, trên thực tế một số bé lại chậm hơn, khó hơn trong việc vận động ở giai đoạn đầu khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng.Vậy làm thế nào để biết được bé đang phát triển một cách bình thường hay chậm vận động? Dấu hiệu nhận biết là gì và có những cách can thiệp sớm nào hay không?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được cử nhân Đỗ Bích Thuận – Chuyên viên vật lý trị liệu và âm ngữ trị liệu tại bệnh viện Nhi đồng TPHCM chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Những dạng trẻ bị chậm , khó khăn khi vận động

Những năm đầu đời được xem là khoảng thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ được hình thành và phát triển kỹ năng về vận động, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, các kỹ năng xã hội cũng như những kỹ năng để trẻ tự chăm sóc bản thân.

Những kỹ năng này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, một số trẻ hiện nay lại đang bị chậm hoặc gặp khó khăn ở một hoặc nhiều lĩnh vực ví dụ như lĩnh vực vận động.

cha-me-can-biet-cach-can-thiep-som-vat-ly-tri-lieu-cho-tre-cham-van-dong-VOH

Một số trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng khó khăn, chậm vận động (Nguồn: Internet)

Theo chuyên viên Đỗ Bích Thuận, trẻ chậm phát triển ở lĩnh vực vận động được chia thành 2 nhóm:

+ Trẻ chậm vận động có nghĩa là trẻ chậm đạt được các móc phát triển về việc: lăn,lật, ngồi, trườn, bò, đứng, đi, chạy nhảy so với các bạn đồng trang lứa, cũng như việc trẻ chậm trong cầm, nắm hoặc với những thao tác tay.

+ Trẻ gặp khó khăn về vận động thường sẽ bị co gồng các chi, co cứng các chi, ưỡn người, ưỡn cổ hoặc trẻ mềm nhão người, không thể nâng tay để lấy đồ vật, yếu liệt chân tay.

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ gặp khó khăn, chậm vận động

Chuyên viên Đỗ Bích Thuận cho biết, có những dấu hiệu sớm để cha mẹ có thể nhận diện được ngay tình trạng bé đang chậm hoặc khó khăn khi vận động, cụ thể:

  • Khi trẻ 3 tháng tuổi: Trẻ gặp khó hoặc không thể giữ đầu, giữ cổ khi cha mẹ bồng trẻ, trẻ không biết với lấy những món đồ chơi đặt gần tay.
  • Khi trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ không thể lăn, lật hoặc không thể chống nhẹ tay khi ngồi. Trẻ không thể nắm được đồ chơi bằng tay.
  • Khi trẻ 9 tháng tuổi: Trẻ không thể bò, ngồi không vững, khi nằm trẻ không biết cách để ngồi dậy một mình.
  • Khi trẻ được 12 tuổi: Trẻ vẫn chưa thể vịnh để đứng một mình hoặc vịnh để lần đi. Không thể chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.
  • Khi trẻ được 18 tháng: Bé không thể tự đứng và đi một mình được.

Do đó, khi có những nghi ngờ trẻ đang có dấu hiệu chậm hoặc khó khăn khi vận động cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất được được thăm khám và tư vấn đúng đắn nhất.

>>> Trẻ mấy tháng biết lật? Cách hỗ trợ bé tập lật nhanh

3. ‘Can thiệp sớm’ khi trẻ chậm vân động là gì ?

‘Can thiệp sớm’ là một trương trình thuộc về Kế hoạc quốc gia trong việc phục hồi chức năng giai đoạn 2015 -2010, được áp dạng cho các bé từ 0 đến 6 tuổi có những khuyết tật về vận động và phát triển. Chương trình này nhằm giúp cho các bậc phụ huynh biết cách giao tiếp với trẻ và đưa ra các bài tập giúp trẻ có thể hoạt động tại nhà.

cha-me-can-biet-cach-can-thiep-som-vat-ly-tri-lieu-cho-tre-cham-van-dong-1-VOH

Khi thấy trẻ có biểu hiện chậm vận động cần áp dụng 'can thiệp sớm' với trẻ ngay (Nguồn: Internet)

Đối tượng được áp dụng chương trình này chính là những bé có biểu hiện chậm vận động hoặc những nhóm trẻ có nguy cơ cao như: trẻ sơ sinh thiếu oxy não, trẻ sinh ngạt, sinh non, trẻ bị bệnh down, trẻ sơ sinh bị vàng da, sốt huyết não hoặc các bệnh về nhiễm trùng

Trong chương trình can thiệp sớm phục hồi chức năng gồm có: can thiệp sớm vật lý trị liệu, âm ngữ triệu liệu và hoạt động trị liệu.

Vật lý trị liệu trong can thiệp sớm là gì ? Can thiệp sớm vật lý trị liệu sẽ tập trung vào việc phát triển vận động để giúp trẻ có được những khả năng để có thể tự di chuyển độc lập va di chuyển có mục đích, giúp trẻ có thể tự khám phá, tìm tòi, quan sát xung quanh để học tập.

4. Chương trình ‘can thiệp sớm’ là làm những gì và hiệu quả ra sao ?

Theo chuyên viên Đỗ Bích Thuận, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện chậm hoạc khó khăn trong vận động thì nên tiến hành thực hiện ‘can thiệp sớm’ càng sớm càng tốt.

Tại khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện Nhi đồng TPHCM, các bác sĩ sẽ theo dõi và bắt đầu ‘can thiệp’ với những trẻ sơ sinh và những em bé có những biểu hiện chậm, khó khăn trong vận động.

Sau một thời gian quan sát, đánh giá khả năng của trẻ các bác sĩ sẽ tư vấn với phụ huynh và cung cấp những tài liệu để phụ huynh biết được những móc thời gian phát triển của trẻ để theo dõi sự phát triển của bé cũng như hướng dẫn các bài tập để cha mẹ tập luyện cho trẻ các hoạt động, vận động,

cha-me-can-biet-cach-can-thiep-som-vat-ly-tri-lieu-cho-tre-cham-van-dong-2-VOH

'Can thiệp sớm' sẽ giúp trẻ phát triển được những kỹ năng vận động, nghe hiểu... (Nguồn: Internet)

Chương trình cũng sẽ hướng dẫn cho phụ huynh các cách tương tác với trẻ để giúp trẻ có thể diễn đạt những điều trẻ muốn mặc dù chưa biết nói, cũng như dạy trẻ ăn uống đúng cách để phát triển vận động của miệng thông qua can thiệp sớm âm ngữ trị liệu.

Ở phần can thiệp sớm hoạt động trị liệu, các bác sĩ sẽ giúp trẻ đạt được các kỹ năng để trẻ tự chăm sóc mình. Ví dụ: trẻ có thể tự cầm muỗng xúc ăn, 2 tuổi tự chà răng, 3 tuổi tự cởi quần áo…

Ngoài ra, tại bệnh viện Nhi đồng TPHCM còn có thêm một sự can thiệp đa chuyên ngành, trẻ sẽ được khám những vấn đề về nội thành kinh nếu có các triệu chứng co giật, thần kinh. Trẻ được khám tầm soát về nghe, khám các vấn đề về mắt… nhằm giúp giải quyết những vấn đề ở trẻ một cách toàn diện hơn.

Chuyên viên Đỗ Bích Thuận cũng cho biết thêm, khi thực hiện ‘can thiệp sớm’ với trẻ thì vai trò của các bậc cha mẹ là cực kỳ quan trọng. Bởi chính cha mẹ mới là người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với trẻ. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để có thể nhận biết và can thiệp sớm cho bé.

5. Giải đáp các thắc mắc thường gặp

  1. Hỏi: Bé được 26 tháng chưa biết nói, nghe cũng chưa hiểu được và có biểu hiện phấn khích của bệnh tăng động. Vậy căn bệnh này có trị được không và trị như thế nào?

Đáp: Với những trẻ đã được 26 tháng tuổi sẽ có thể nói được các cụm từ gồm 2 từ, nếu bé chưa nói và nếu chưa nghe được thì bạn cần đánh giá thêm về thính lực của bé thông qua bác sĩ. Chỉ khi bé có thể nghe, hiểu thì bé mới có thể nói được. Đây cũng là một cột móc quan trong nên bạn cần cân nhắc việc đưa bé đến các cơ sở y tế được thăm khám cụ thể hơn.

  1. Hỏi:  Bé được 24 tháng chưa nói được thì có phải là bị tự kỷ hay không ?

Đáp: Thông thường với bệnh tự kỷ sẽ có những tiêu chí cụ thể để chẩn đoán và phải có đầy đủ các mục thì mới kết luận là tự kỷ. Nếu chỉ có chậm nói thì chưa phải là tự kỷ. Bởi việc chậm nói có rất nhiều nguyên nhân do đó điều quan trọng là cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để có thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến bé chậm nói là gì.

  1. Hỏi: Bé được 9 tháng rưỡi nhưng bị chậm đứng chựng, vậy có phải là bé đang bị chậm phát triển hơn so với các bé khác hay không ?

Đáp: Với trẻ được 9 tháng thì bé có thể bò tốt và dấu hiệu chưa đứng chựng được là điều bình thường, bởi ở giai đoạn này bé cũng sẽ chưa thể đứng chựng được, bé chỉ đứng được khi bé được 12 tháng. Do đó, bạn có thể yên tâm và tiếp tục theo dõi con.

Trên đây là những thông tin về việc can thiệp sớm vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển cũng nhưng những thắc mắc thường gặp xoay quanh vấn đề này. Hi vọng với những chia sẻ từ cử nhân Đỗ Bích Thuận – Chuyên viên vật lý trị liệu và âm ngữ trị liệu tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như có được những biện pháp giải quyết tốt nhất cho con của mình.

Bình luận