Tiêu điểm: Nhân Humanity

9 cách hạ sốt cho bà bầu an toàn bằng phương pháp tự nhiên

(VOH) – Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không thể nào tránh khỏi những cơn sốt. Vậy làm thế nào để có thể hạ sốt cho bà bầu mà không cần phải dùng đến thuốc?

Bình thường khi chúng ta bị cảm cúm, ho cũng đủ cảm thấy khó chịu, huống hồ khi mang thai việc bị sốt sẽ càng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đôi khi nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

1. Mẹ bầu bị sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Sốt thực chất là một phản ứng của cơ thể với quá trình bệnh lý. Biểu hiện rõ ràng nhất chính là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức 37 độ C. Nguyên nhân gây ra sốt nói chung và ở bà bầu khá đa dạng, khó xác định cụ thể ngay từ. Bà bầu có thể bị sốt do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng... xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu.

Một số mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ khi mới mang thai, khi mức nhiệt độ được đo nằm trong khoảng 37.5 – 38 độ C, ở mức nhiệt độ này thường ít gây nguy hiểm đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể đo được cao hơn 38 độ C và kéo dài thì có thể gây nguy hiểm như: nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ... Sốt cao trên 39 độ C thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Theo các kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, mẹ bầu bị sốt cao khi mang thai có nguy cơ cao gây dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi, đặc biệt là khi mẹ bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở về sau, các trường hợp sốt sẽ ít gây nguy hiểm cho mẹ và bé hơn, trừ những trường hợp thai phụ bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.

9-cach-ha-sot-cho-ba-bau-an-toan-bang-phuong-phap-tu-nhien-voh

Bà bầu bị sốt cao khi mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi (Nguồn: Internet)

Lý giải về điều này, các bác sĩ cho rằng, do quá trình sinh lý hầu hết đều diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein nên luôn nhạy cảm với nhiệt độ.

Cùng với đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng từ 37 độ C lên đến hơn 39 độ C sẽ có thể làm cho các protein đi sai lộ trình, từ đó dẫn đến nhiều nhiểu ảnh hưởng xấu cho thai nhi trong bụng.

2. Cách hạ sốt cho bà bầu không cần dùng thuốc

Khi có dấu hiệu bị sốt, nếu không muốn "đụng chạm" đến các loại thuốc hạ sốt khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo giúp hạ sốt sau đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều: Việc nghỉ ngơi có thể giúp mẹ bầu được thư giãn, giảm nguy cơ bị ngất và té ngã do chóng mặt. Mẹ bầu cần nhớ phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Nếu bị nóng sốt khi mang thai, mẹ bầu không nên mặc quần áo quá chật hoặc bó sát người. Hãy mặc những loại có chất liệu cotton giúp thoáng khí. Nếu cảm thấy lạnh, mẹ có thể đắp một tấm chăn mỏng.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp điều hòa nhiệt độ của cơ thể vì thế mẹ bầu có thể tắm nước ấm khi bị sốt. Tuy nhiên, mẹ không được tắm nước lạnh vì sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng bị mất nước. Nên uống nước lọc hoặc các loại nước mát. Không uống các loại nước có chứa carbonate như nước có gas hoặc nước thêm hương vị.
  • Ăn uống đủ chất: Các món ăn được chế biến trong giai đoạn này phải đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, khi bị sốt mẹ bầu không nên ăn trứng vì trứng cung cấp nhiều lượng protein nên có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể.

Ngoài ra, ngay khi nhận ra cơ thể có sự thay đổi về nhiệt độ mẹ bầu có thể nhờ người thân lau mát cơ thể ở các vị trí cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ xuống còn dưới 38 độ C. Nếu nhiệt độ vẫn không giảm hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng dẫn cụ thể.

3. Cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn khi bị sốt do cảm lạnh và ho

Khi bị sốt do cảm lạnh và ho mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau đây để được dễ chịu hơn:

  1. Sử dụng nước muối: Nước muối có thể giúp sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn ở mũi. Vì thế, mẹ có thể mua nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối tại nhà để súc miệng sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng, ngứa cổ và đờm.
  2. Xì mũi đúng cách: Khi xì mũi không đúng cách mẹ bầu có thể bị đau tai. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ đè một lỗ mũi và xì nhẹ bên lỗ mũi còn lại.
  3. Dùng thảo dược để thông mũi: Một số đồ uống nóng như trà gừng và trà thảo dược đều có tác dụng làm dịu nơi bị viêm trong mũi, làm giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế dùng trà hoa cúc vì có chất gây mê và chảy máu.
  4. Kê thêm gối: Vị trí của đầu cao hơn so với cơ thể sẽ làm giảm nghẹt mũi nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sắp xếp gối để có được một tư thế nằm ngủ dễ chịu và thoải mái nhất.

9-cach-ha-sot-cho-ba-bau-an-toan-bang-phuong-phap-tu-nhien-1-voh

Uống trà gừng hay trà thảo dược đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh (Nguồn: Internet)

4. Những thực phẩm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn

Để ngăn các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây sốt, mẹ bầu cần chú ý nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân và chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa một số loại bệnh nhiễm khuẩn thông thường như:

  • Ăn chuối và cơm khi bị tiêu chảy kèm theo sốt.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Quả việt quất có thể giúp kiềm chế cơn sốt và tiêu chảy nhờ có chứa aspirin.
  • Hành có thể giúp ngăn ngừa viêm phế quản và viêm phổi.
  • Các loại trà đen và trà xanh đều có chứa alkylamine và tanin Đây là những chất tự nhiên giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, có khả năng chống virus và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh cúm thông thường.

Nhìn chung, các cách hạ sốt cho bà bầu theo mẹo dân gian và cả y học hiện đại thường đơn giản nhằm hạn chế thấp nhất những tác động không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Nếu mẹ bầu có những triệu chứng sốt nghiêm trọng thì nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Bình luận