Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khi thai yếu, mẹ cần phải làm gì?

Khi siêu âm và được thông báo kết quả là thai yếu, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng. Để đối phó với tình trạng này, ngoài việc thăm khám thì hiểu rõ cách dưỡng thai là bước vô cùng cần thiết.

Thông thường, mẹ bầu được chẩn đoán là thai yếu khi có những bất thường về phôi thai, thai nhi quá nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai, hormone thai kỳ thấp, kích thước túi ối nhỏ...

Khi đi thăm khám, nếu phát hiện thai yếu, bác sĩ sẽ có những yêu cầu cụ thể đối với thai phụ như: Cho uống hoặc tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đồng thời, sẽ hẹn khám lại sau 1 tuần hoặc 10 ngày để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Một vài trường hợp, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thai phụ nằm nghỉ tuyệt đối ở trên giường, thậm chí sẽ phải sử dụng bỉm người lớn để thay thế cho việc đi toilet. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những mẹ bầu nào thực sự cảm thấy kiệt sức và muốn được nghỉ ngơi nhiều hoặc bị dọa sảy thai.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến thai yếu?

khi-thai-yeu-me-can-phai-lam-gi-voh

Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng thai yếu (Nguồn: Internet)

Có rất nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hiện tình trạng thai yếu trong thai kỳ như:

  • Mẹ bị nghén quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến sức khỏe kém.
  • Mẹ có tiền sử về các bệnh tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, tử cung co rút, u tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Mẹ làm việc quá sức nhưng lại không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Mẹ mắc phải một số bệnh lý như suy tim, bệnh thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết tố...
  • Mẹ từng bị té ngã gây dò thai hoặc động thai.

2. Thai yếu có nguy hiểm không và thai phụ cần làm gì?

Tình trạng thai yếu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào cũng thai kỳ. Tuy nhiên, nếu phát hiện thai yếu 3 tháng đầu thì nguy cơ sảy thai cao hơn hẳn. Vì đây là giai đoạn cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng cho sự hình thành và phát triển tim, não bộ và hệ thần kinh của bé.

Chính vì thế, một trong những lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bị chẩn đoán thai yếu chính là cần phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ thai.

Một trong những cách dưỡng thai yếu là mẹ bầu nên tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, các loại sữa, thịt, cá, đậu... Ngoài 3 bữa chính, mẹ cần ăn thêm những bữa phụ, làm sao để các bữa ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:

2.1 Chất đạm

Chất đạm có nhiều nhất trong sữa, thịt cá, các loại đậu đỗ... để giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm tế bào não), giúp tuyến vú và mô tử cung phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn từ 10 – 18g chất đạm, tương đương 50 - 100g thịt các loại, 100 – 180g đậu hũ và uống từ 1 – 2 ly sữa.

2.2 Chất sắt

Chất sắt có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt...giúp làm tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Mẹ bầu khi bị thiếu máu sẽ dẫn đến giảm co bóp tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời.

Theo khuyến cáo, mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15mg sắt cho cơ thể mỗi ngày.

2.3 Canxi

khi-thai-yeu-me-can-phai-lam-gi-1-voh

Mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày khi bị thai yếu (Nguồn: Internet)

Tác dụng của canxi chính là giúp hoạt động của hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ bầu dễ bị chuột rút, đau nhức xương, bé có thể còi xương ngay trong bụng mẹ.

Canxi thường có nhiều trong sữa, trứng, tôm, các loại cá nhỏ ăn luôn xương,...

2.4 Axit folic

Là một loại vitamin nhóm B, có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm như: súp lơ xanh, cải xanh, cải bó xôi, rau muống, ngũ cốc hoặc một số loại hạt vừng, lạc... Ngoài ra, axit folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim.

2.5 Vitamin C

Vitamin C thường có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ sự phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Ngoài ra, vitamin C cũng là chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2.6 Vitamin D

Vitamin D có nhiều trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, em bé đã cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy mẹ cần bổ sung thực phẩm nhiều canxi và cũng nên kết hợp phơi nắng sáng mỗi ngày 10 phút hoặc đi bộ dưới nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Ngoài ra mẹ bầu cần:

  • Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bầu không nên thức khuya, làm việc quá sức và dùng chất kích thích.
  • Tránh lao động nặng nhọc và không nên có quan hệ nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt.
  • Không ăn các loại thức ăn sống, các loại mắm trong giai đoạn thai yếu bởi dễ dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc gây sảy thai.
  • Cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để nếu có bất thường sẽ được kịp thời xử lý.

3. Khi nào cần nằm yên để dưỡng thai yếu tuyệt đối?

Việc mẹ bầu phải điều trị nằm dưỡng thai được áp dụng trong những trường hợp có thai đôi hoặc nhiều hơn, thai phụ có nguy cơ bị sinh non hoặc cổ tử cung ngắn và yếu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ nằm yên trên giường trong trường hợp em bé phát triển chậm hơn bình thường (bị hạn chế phát triển trong tử cung) hoặc bị tình trạng nhau tiền đạo.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị huyết áp cao trong thai kỳ hay bị tiền sản giật thì cũng có thể sẽ được tư vấn nằm trên giường để nghỉ ngơi.

Nhìn chung, khi bị thai yếu mẹ bầu cần bĩnh tĩnh, thận trọng và hết sức kiên nhẫn trong cách dưỡng thai qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mình để có thể bảo vệ thai nhi và giúp bé có thể chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

Bình luận