Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bố mẹ đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy

( VOH ) - Trẻ sơ sinh ngủ ngáy một phần là do hiện tượng sinh lý cơ bản nhưng phần lớn là đang phản ánh sức khỏe của bé bị ảnh hưởng và rất đáng lo ngại.

Các ông bố bà mẹ cần lưu tâm đến những thông tin dưới đây về tình trạng ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh để sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục cho con mình một cách hiệu quả và nhanh chóng.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Nhìn chung, những em bé sơ sinh ngáy trong khi ngủ là điều hết sức bình thường.

Thực tế, khi còn bé, đường hô hấp của trẻ em hẹp và chứa nhiều chất bài tiết nên làm bé khó thở, không khí khó đi vào và  cuối cùng là phát ra âm thanh ngáy. Khi trẻ lớn lên, hiện tượng này sẽ biến mất.

Về mặt sinh lý học, hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ ngáy trong tháng đầu tiên.Tuy nhiên, đôi khi trẻ sơ sinh ngáy do các nguyên nhân sâu xa hơn, đó là đường thở bị tắc. Dù hiếm gặp nhưng trường hợp này tương đối nguy hiểm.

bo-me-dung-chu-quan-khi-tre-so-sinh-ngay-ngu-voh-1

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy? (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh ngủ ngáy do những nguyên nhân như:

1.1 Cảm cúm

Khi trẻ bị cảm cúm thì trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, dịch mũi quá nhiều gây cản trở đường thở của bé. Khi mũi bị nghẹt thì buộc phải thở bằng miệng, dễ gây ra tình trạng ngáy ngủ.

1.2 Viêm amidan

Trẻ bị viêm amidan và khi Amidan sưng to sẽ khiến quá trình thở gặp nhiều khó khăn. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ có biểu hiện bị thiếu oxy thường xuyên và điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 

Mặc dù tình trạng khá hiếm gặp nhưng khi hệ hô hấp của trẻ bị nhiễm thì dễ bị ngáy khi ngủ kèm theo tình trạng thờ khò khèn, khó thở,....

1.3 Hội chứng ngưng thở lúc ngủ

Trẻ ngưng thở trong lúc ngủ: Ngưng thở trong vài giây rồi lại thở tiếp, quá trình này lặp đi lặp lại liên tục khiến trẻ ngáy khi ngủ. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tình trạng đột tử ở trẻ.

1.4 Nghẹt mũi

Trường hợp trẻ hay bị ngáy khi ngủ thường là do bị nghẹt mũi, lúc này chỉ cần dùng thuốc xịt mũi để giảm nhẹ tình trạng ngáy khi ngủ. 

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh đang dị ứng, có vật chèn ép lên cổ họng, bé bị thừa cân, mắc bệnh sùi vòm họng,…cũng là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy.

1.5 Vách ngăn mũi bị lệch

Vì vách ngăn mũi phân chia hai phần không đúng vị trí, từ đó dễ làm trẻ bị ngáy khi ngủ và đây là một trong những dị tật ở đường hô hấp mà trẻ sơ sinh hay gặp phải.

Nhìn chung, ngáy ngủ sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ kém đi, điều này sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng của cơ thể trẻ, đặc biệt là sẽ thấy trẻ càng ngày ngáy càng to hơn, người mệt mỏi, mất tập trung, nghịch ngợm thái quá,…

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Nếu con bạn đang có biểu hiện ngáy ngủ, hãy lưu ý đến những cách khắc phục dưới đây:

  • Sử dụng máy phun làm ẩm không khí để có thể làm trẻ dễ thở hơn.
  • Có thể dùng máy hút, thuốc xịt mũi để vệ sinh, loại bỏ các chất nhầy bên trong mũi, làm thông đường mũi. Nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ về liệu lượng sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, có thể nhỏ mũi dành cho trẻ em. Điều này sẽ giúp đẩy các chất bài tiết trong mũi trẻ ra ngoài hoặc đẩy xuống họng, làm thông thoáng đường thở của trẻ.
  • Có thể sử dụng dầu khuynh diệp bằng cách chấm dầu trên quần áo của trẻ hoặc xịt ra môi trường xung quanh trẻ,…các chất có trong dầu khuynh diệp sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Khi bé bắt đầu đi ngủ thì bố mẹ có thể cho bé sử dụng gối đầu hơi hơi cao một chút, đồng thời hãy cho bé nằm ngửa và đầu gối để cao lên. Điều này sẽ giúp không khí tràn từ mũi vào phổi và sự lưu thông khí được dễ dàng hơn.
  • Hãy đảm bảo giữ ấm phần ngực, cổ của trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh.
  • Mẹ cần đảm bảo không khí xung quanh phòng luôn sạch sẽ, trong lành, không có bụi bẩn hay khói thuốc lá, mùi hương lạ,…
  • Nếu bé thuộc nhóm thừa cân thì mẹ cần thiết lập lại chế độ dinh dưỡng, hạn chế chất béo, chất đường, đồng thời áp dụng các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh.

3. Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có nguy hiểm không ?

Tình trạng trẻ ngáy khi ngủ là chuyện bình thường, nhưng ba mẹ nên quan sát trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường nếu có. Những vấn đề sau nếu trẻ mắc phải thì ba mẹ nên dẫn bé đến bác sĩ ngay:

  • Hơi thở của trẻ bất thường: khi thấy trẻ có biểu hiện ngưng thở khi ngủ ngáy dù chỉ là 1 hay 2 giây thì ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ vì đây là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến các nội tạng bên trong của bé.
  • Trẻ hay bị thức giấc giữa chừng: Việc giấc ngủ của bé không sâu, dễ bị đánh thức giữa chừng, không thể ngủ được do tiếng ngáy to, nhiều thì ba mẹ nên dẫn bé đi khám vì lâu ngày sẽ làm bé bị thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời.
  • Tiếng ngáy quá nhiều, quá lớn: khi thấy trẻ có biểu hiện ngáy nhiều, ngáy lớn thì đó là dấu hiệu bất thường và ba mẹ nên dẫn bé đi khám ngay.

4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Để khắc phục hiệu quả và an toàn chứng ngáy ngủ cho trẻ sơ sinh, các ông bố bà mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

bo-me-dung-chu-quan-khi-tre-so-sinh-ngay-ngu-voh-2

Nên để con ngủ ở nơi thoáng mát tránh nóng nực (Nguồn: Internet)

  • Máy thông mũi chỉ góp phần làm cho đường thở của trẻ được thông thoáng chứng không thực sự chữa trị hay có thể làm giảm tình trạng ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi sử dụng các bậc cha mẹ nên cẩn thận để tránh làm tổn thương mũi nếu như hút mũi không đúng cách.
  • Không nên để trẻ sống trong môi trường nóng nực.
  • Trước khi đi ngủ, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ nô đùa quá nhiều, cười quá nhiều hay ăn quá no. Vì điều này sẽ làm bé ngủ không ngon giấc và mất ngủ.
  • Nếu thực hiện những cách khắc phục trên mà tình trạng ngáy ngủ ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất gia đình nên đưa bé đến bệnh viện nhi để thăm khám và được chẩn đoán, từ đó có cách điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy, hy vọng các ông bố bà mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm con mình tốt hơn.

Bình luận