Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cà Mau: Tăng án 18 năm tù cho 2 bị cáo về tội vận chuyển trái phép rùa biển

(VOH) - Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên phạt 18 năm tù cho hai đối tượng về hành vi vận chuyển trái phép 12 cá thể Vích.

Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mở phiên tòa phúc thẩm tuyên án Lê Văn Toàn (sinh năm 1972) mức án 10 năm tù và Nguyễn Thị Dưa (sinh năm 1970, cả hai cùng trú ở  huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) mức án 8 năm tù.

Đây là mức án cao nhất từng được ghi nhận dành cho các đối tượng vi phạm liên quan đến rùa biển.

 Vich
Đây là mức án cao nhất từng được ghi nhận liên quan đến vi phạm về rùa biển.

Vào tháng 2/2020, Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hiền đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt mỗi đối tượng 03 năm tù giam. Ngay sau đó, ENV đã gửi kiến nghị xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, hành vi của 2 đối tượng để kiến nghị kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm, tăng nặng hình phạt tù răn đe với các đối tượng.        

Cà Mau: Tăng án 18 năm tù cho 2 bị cáo về tội vận chuyển trái phép rùa biển 2
Cá thể gấu được đặt tên là Cam trước khi được chuyển về Cơ Sở Bảo Tồn Gấu Ninh Bình (Ảnh: FOUR PAWS)

Trước đó, trong một vụ việc khác vào ngày 28/4/2021, một cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép tại Hải Phòng đã được cứu thoát và được chuyển giao cho trung tâm cứu hộ.

Cá thể gấu này được phát hiện khi tiến hành hoạt động kiểm tra định kỳ tại các cơ sở nuôi nhốt gấu trên địa bàn, cơ quan chức năng đã phát hiện một cá thể gấu không gắn chíp quản lý tại hộ gia đình ông Đào Mạnh Hoài ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc, UBND thành phố Hải Phòng đã quyết liệt chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa phương liên quan vào cuộc, kiểm tra rà soát và vận động chủ gấu giao nộp cá thể gấu trái phép cho nhà nước, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu chủ gấu cố tình vi phạm.                  

Khi về Cơ Sở Bảo Tồn Gấu Ninh Bình, gấu đã được chuyển vào khu cách ly để kiểm tra sức khỏe và chăm sóc (Ảnh: FOUR PAWS)
Khi về Cơ sở Bảo tồn Gấu Ninh Bình, gấu đã được chuyển vào khu cách ly để kiểm tra sức khỏe và chăm sóc (Ảnh: FOUR PAWS)

Hải Phòng là một trong nhiều địa phương trên cả nước đang nỗ lực chấm hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trên địa bàn thành phố.

Trước đó, từ đầu năm 2021, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã có văn bản chỉ đạo chung đến các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, yêu cầu các cơ quan tăng cường vận động các hộ gia đình có gấu nuôi nhốt trên địa bàn tự nguyện chuyển giao gấu nuôi cho nhà nước. 

Tính đến cuối tháng 3/2021, cả nước còn khoảng 370 cá thể gấu bị nuôi nhốt lấy mật. Riêng thành phố Hà Nội đang là điểm nóng nhất về nuôi nhốt gấu với 161 cá thể (tính đến ngày 28/4), chiếm gần 44% tổng số gấu bị nuôi nhốt trên cả nước.

Trong hơn hai năm qua, 03 cá thể gấu bất hợp pháp được phát hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuy nhiên cho đến nay 2/3 số gấu bất hợp pháp này vẫn chưa được tịch thu và chuyển giao cho trung tâm cứu hộ.

Các cá thể gấu có nguồn gốc bất hợp pháp (từ trước 2005) chỉ được phép nuôi nhốt nếu cá thể gấu “có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử”. Hành vi “nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử” là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người có hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển trái phép gấu ngựa (tùy theo số lượng), có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù (đối với cá nhân). 

Vích (Chelonia mydas) là loài ĐVHD thuộc lớp bò sát được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP – cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bình luận