Tiêu điểm: Nhân Humanity

Biên kịch “bóp” nguyên tác, Trường Nguyệt Tẫn Minh càng về sau càng “low”

VOH - Nhiều khán giả nhận xét Trường Nguyệt Tẫn Minh chỉ hay khi xem các tập đầu, càng về sau càng “low” vì tam quan của biên kịch có vấn đề.

Sáng nay (21/4), từ khóa “low” leo lên đứng đầu hot-search bảng giải trí với độ tương tác khá sôi nổi. Trong topic “low” này chính là các thảo luận về phim Trường Nguyệt Tẫn Minh đang phát sóng của Youku.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 1
Đã lên hot-search với một key-word không tốt đẹp gì mà còn leo cao tận #1. Trường Nguyệt Tẫn Minh chính là bộ phim bị chê nhiều nhất trong các tác phẩm tiên hiệp mang danh S+.

Lướt qua một vòng có thể thấy được 2 vấn đề bị lên án nhiều nhất chính là thiết lập nhân vật và tình tiết phim.

Như vậy, sau 24 tập phim, Trường Nguyệt Tẫn Minh đã làm ra một sản phẩm như thế nào mà lại phật lòng khán giả đến thế? Cùng VOH điểm lại những pha “bóp” nguyên tác của biên kịch để biết vì sao phim bị mắng “low” nhé!

Hình tượng nam chính nát vì bị “tẩy trắng”

Nam chính Đạm Đài Tẫn của Trường Nguyệt Tẫn Minh vốn dĩ là một nhân vật có thiết lập vừa “đen” vừa cuốn, cực kỳ mới mẻ và hay ho. Trời sinh tà cốt, không có tinh ti, không có cảm xúc, không biết yêu thương. Đối với hắn, yêu là gì, hận là gì hắn đều không biết nhưng sự sống là quan trọng nhất. Chỉ cần đụng tới cái mạng của hắn là hắn sẽ không từ mọi thủ đoạn để đáp trả. Thế nhân khắc nghiệt với hắn, hắn sẽ khắc nghiệt lại với thế nhân.

Thiết lập nhân vật như vậy chính là lý do khiến cho người ta muốn xem phim nhất. Ấy vậy mà sau 24 tập phim khán giả lại cảm thấy cực kỳ khó chịu vì hình tượng nhân vật đã bị biên kịch “tẩy” đến mục nát.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 2
Đạm Đài Tẫn vố được đánh là một nhân vật có thiết lập siêu cuốn

“Nam chính có thể điên, có thể ác, có thể không từ thủ đoạn, nhưng tuyệt đối không thể low” - đây chính là quan điểm xem phim của khán giả năm 2023. Mà cuối cùng cái điên, cái ác của Đạm Đài Tẫn - cái nét đặc sắc nhất của nhân vật này chỉ được giữ lại trong tầm 10 tập đầu.

Các tập về sau, biên kịch cứ cố gắng bồi đắp cho Tẫn hoàng trở thành vị vua yêu nước thương dân, được người người yêu thích vì có tài trị quốc, lại còn bát ái, thấu hiểu nhân sinh. Chẳng hiểu từ đâu nam chính lại trở nên như thế này. Hắn có tài trị quốc là đúng nhưng phương pháp của hắn rất quái gở, nào có được lòng dân như thế.

Hắn không có tơ tình, từ nhỏ đã chịu đủ mọi thiệt thòi, sau khi bước ra khỏi mộng cảnh mới sinh ra được một chút cảm xúc. Vậy mà biên kịch lại đẩy cảm xúc của hắn nhanh đến mức trở thành một người hoàn toàn khác chỉ nhờ trải qua một giấc mộng dài trong Bàn Nhược Kiếp Phù Sinh. Cái gì cũng biết, cảm xúc gì cũng có. Quan trọng là tốt với nữ chính và mọi người đến mức thiếu logic, đến đánh mất bản chất thân mang tà cốt của mình.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 3
Nguyên nhân khiến nam chính trở thành “low số 1” chính là thay vì giữ nguyên hình tượng gốc là một vị vua đa nghi, vừa lạnh tâm, vừa tàn nhẫn thì biên kịch cứ cố gắng biến hắn thành minh quân.

Vì nam chính trong truyện quá đen mà biên kịch phải tẩy trắng thì mới có hi vọng vượt qua được kiểm duyệt của nhà nước? Lấy cái này ra làm lý do thì cũng thuyết phục đấy nhưng vì tẩy quá nhiều và cách tẩy còn non nên nam chính dưới ngòi bút của vị biên kịch này đã biến thành “nam chính low số 1”. Đến mức nhiều người phải bảo là chưa bao giờ thấy nam chính cổ trang nào “low” như Đàm Đài Tẫn. 

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 4
Tuy hiện tại nam chính được cải biên thành tên có đạo đức nhưng lại siêu low.

Cộng đồng mọt phim yêu cầu biên kịch của Trường Nguyệt Tẫn Minh nếu muốn bắt trend “tẩy trắng” thì hãy học Đông Cung. Người ta có tẩy đến đâu thì cái hồn “tra nam” của Lý Thừa Ngân vẫn được giữ lại. Mà quan trọng là Lý Thừa Ngân “tra” nhưng vẫn được yêu thích vì có lý do để thấu hiểu, đồng cảm, dù không thể tha thứ. Còn Đàm Đại Tẫn, hắn vốn cũng không có “tra”, hắn chỉ ác. Vậy mà bây giờ lại biến thành thứ nhạt nhòa gì thế này? Ác không xong mà hiền cũng không ra hiền.

Xem thêm: Trường Nguyệt Tẫn Minh 6/4 lên sóng, fan nguyên tác hồi hộp vì cải biên không ít

Nữ chính “thánh mẫu” chỉ lo yêu đương

Tiếp theo là nữ chính, Lê Tô Tô vốn là “girl sự nghiệp” lại bị biên kịch biến thành “Mary Sue”, nhân danh giải cứu thế giới để đắm chìm trong chuyện yêu đương. Cộng đồng mạng nhận xét “nữ chính trừ bỏ có đạo đức giả của thần nữ ra thì không có cảm giác tồn tại, nhạt nhòa đến mức chả nhớ nổi”.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 5
Lê Tô Tô trong truyện, những ngày đầu tiên đối với hắn rất lạnh lùng. Tâm lý như vậy mới logic với những gì mà cô ấy đang trải qua.

Lấn cấn nhất là chuyện nam chính diệt tộc mình, mình xuyên không về 500 năm trước là để rút tà cốt của hắn để ngăn chặn hắn trở thành Ma thần, không cho hắn có cơ hội đồ sát thế giới. Vậy mà cuối cùng nàng lại dễ dàng mềm lòng trước số phận của hắn. Sau khi bước ra khỏi Bát Nhã Phù Sinh chẳng những phát sinh tình cảm mà còn yêu hắn say đắm. 

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 6
Lê Tô Tô chứ đâu phải Tang Tửu chưa trải sự đời. Tẫn hoàng thân mang tà cốt chứ đâu phải Minh Dạ lòng đầy chính nghĩa.

Lê Tô Tô trong truyện đâu có như vậy. Diễn biến tâm lý của cô ấy logic hơn nhiều. Nhiều lúc đọc truyện khán giả còn không nhận ra được là những ngày tháng ở Nhân gian nàng có yêu hắn hay không. Người ta chỉ thấy từ đầu đến cuối nàng rất quyết tâm trong chuyện phải rút tà cốt của hắn. Dù cho lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, hiểu nhau rồi cũng sinh ra chút động lòng nhưng nàng vẫn quyết liệt và cứng rắn với việc này.

Năm 2023 rồi vẫn còn xây dựng hình tượng nữ chính như thế này. Người ta cảm thấy tam quan của biên kịch có vấn đề là đúng.

Xem thêm: Review phim Trường Nguyệt Tẫn Minh: Ghi điểm nhờ phong cách, mất điểm vì vụn về

Tranh cãi 2 chiều về Diệp Băng Thường của Trần Đô Linh

Bên cạnh nam, nữ chính thì nhân vật nữ 2 Diệp Băng Thường do Trần Đô Linh đóng cũng nhận phải nhiều tranh cãi trái chiều. Có người bênh vực, có người lại mắng người bênh vực “não tàn” mới lại đồng tình với ác nữ. 

Bên phía bênh vực cho rằng nữ phụ cũng chỉ vì muốn sống sót nên mới chạy theo giặt. Hơn nữa việc ác mà cô ấy làm cũng chỉ là trộm một sợi tơ tình, còn chưa bằng nam chính đồ sát cả thành cướp yêu đan, thả quạ phá nát đám cưới người ta, giết hết mấy người đã từng chà đạp mình, giết luôn mấy người thân cận vì phản bội mình. Trong quá khứ nữ phụ cũng không hề hùa theo người khác bắt nạt hắn. Huống hồ sợi tơ tình đó là tự chạy vào người nàng.

Trong khi Diệp Tịch Vụ trước khi bị Lê Tô Tô nhập vào đã tàn nhẫn, ác độc như thế nào thế mà bây giờ vẫn được nam chính điên cuồng yêu thương. Còn đối với nữ phụ thì chau mày, liếc mắt, hất tay. Coi thường nàng, lợi dụng nàng.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 7
Diệp Băng Thường, nhân vật đáng hận nhất phim nhưng vẫn có nhiều người bênh vực

Phía ngược lại thì dùng các dẫn chứng Diệp Băng Thường từ đầu đến cuối đều không có tốt đẹp gì cho cam. Chuyện tàn nhẫn như hạ độc bà nội của mình mà cũng dám làm. Trong khi hôm trước bà nội mới đến thăm, đem cho nàng rất nhiều đồ tốt, còn xin cho nàng về nhà ăn giỗ mẹ.

Chồng cũ của nàng ta yêu thương nàng ta hết mình nhưng còn chưa biết chồng mình sống chết ra sao đã vội chạy đi quyến rũ em rể, muốn leo lên giường của em rể. Tệ hơn là còn tính kế trên người của chồng mình. Tính toán đến mức nếu hắn thắng thì mình về bên hắn, dù sao thì hắn cũng là người yêu mình nhất thế gian này. Nếu hắn thua thì mình giúp địch bắt hắn, hắn chết cũng không liên quan tới mình, mình còn là công thần. Nữ phụ tâm địa như thế này thì đáng để thông cảm ở chỗ nào?

Xem thêm: Không uổng công "đập tiền" để marketing, Trường Nguyệt Tẫn Minh ngày đầu phát sóng đã "chèn ép" hàng loạt đối thủ

Hiện tại tranh cãi này vẫn đang diễn ra dữ dội trên quảng trường thảo luận của phim. Thậm chí, fan của nam, nữ chính và fan của nữ phụ cãi nhau đến mức leo #1 hot-search.

Nuối tiếc cho Tiêu Lẫm của Đặng Vi

Nam phụ Tiêu Lẫm người có tam quan chính trực nhất phim thì bị làm đá kê chân dọn đường. Anh hùng bảo vệ chính nghĩa lại không chết trên sa trường mà chết trong tay của người cứu mình. Xây dựng hình tượng nhân vật cho tốt đẹp vào cuối cùng sự tồn tại của chàng cũng chỉ có giá trị như vậy. Thật là nhạt nhòa.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 8
 

Tệ hơn là trong truyện, cái chết của Tiêu Lẫm đổi lại một ngày bình an cho thành lũy, bảo vệ được danh tiếng cho “tam cô nương” Diệp Tịch Vụ nhưng cái chết của Tiêu Lẫm ở tập 25 hoàn toàn vô nghĩa. Chết vì sự ghen tuông của Đạm Đài Tẫn, còn không đổi lại được một công lao nào.

Xem thêm: Trường Nguyệt Tẫn Minh được CCTV công nhận là phim tiên hiệp hot nhất trong vòng 3 năm qua

Diệp Thanh Vũ từ tướng quân trung liệt biến thành tên phản quốc được tung hô

Nếu nói nữ 2 xấu xa thì nam chính và nam 3 cũng có tốt đẹp gì hơn khi một người thì độc ác, một người thì phản quốc. Ai cũng có quyền khinh thường Diệp Băng Thường chỉ riêng hai nhân vật này hoàn toàn không có tư cách đó. Đạm Đài Tẫn chẳng phải cũng từng chỉ vì muốn được sống mà không từ thủ đoạn sao, cái này có khác gì Diệp Băng Thường. Còn Diệp Thanh Vũ được miêu tả là yêu nước quên thân mà lại chọn phản quốc, đến một chút dằn xé nội tâm cũng không có.

Xem thêm: Tôn Trân Ni, tiểu hồ ly xinh đẹp vừa thơ ngây vừa quyến rũ của Trường Nguyệt Tẫn Minh

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 9
Diệp Thanh Vũ được biên kịch viết lại khác hoàn toàn so với truyện.

Không chỉ có thế. Tình tiết cả nhà nữ chính dễ dàng cam chịu, sống an ổn ở Cảnh quốc được coi là đi theo ăn nhờ nước địch, dù không thông đồng phản quốc thì cũng là không yêu nước. Bà nội của Diệp Băng Thường là trưởng công chúa Thịnh quốc, cha là Trấn quốc tướng quân vậy mà xem những ngày qua, họ đang ăn ở đâu, ngủ ở đâu. Biên kịch viết thế này đúng là cả nhà đều low.

Review Trường Nguyệt Tẫn Minh sau 24 tập: Càng về sau càng “low” vì biên kịch “bóp” nguyên tác 10
Phần Phàm gian của Trường Nguyệt Tẫn Minh được xây dựng quá dở và cổ lỗ sĩ, gây mất lòng người xem. Cộng thêm lối makeup "ô-dề" khiến ai cũng ngán ngẫm.

Tóm lại, sau khi xem xong 24 tập phim đầu và trailer tập 25. Người hâm mộ đang vô cùng bức xúc với biên kịch của Trường Nguyệt Tẫn Minh vì viết ra một kịch bản đầy rẫy các tình tiết thiếu logic, có diễn biến nhưng lại không có quá trình. Tâm lý nhân vật không được khắc họa rõ nét khiến ai cũng nhạt nhòa vì nửa vời, không chiếm được đồng cảm của người xem còn khiến người xem chán ghét vì tam quan vặn vẹo.


Trailer tập 23: Đàm Đài Tẫn dùng thuật con rối điều khiển Diệp Tịch Vụ giết Tiêu Lẫm

 

Không biết những tập tiếp theo có sáng hơn chút nào không nhưng trong khoảng 10 tập trở lại đây phim đang càng ngày càng dở. Trong khi mở đầu dù không quá cuốn nhưng vẫn hút nhờ hình tượng nhân vật Đàm Đài Tẫn khá sát nguyên tác. Những tưởng là sẽ tạo ra một luồng gió mới nào ngờ 15 tập tiếp theo lại đi vào lối mòn và lạc hậu như thế này. Chưa kể đến kiểu makeup của nam chính trong các tập này cũng vô cùng đau mắt, khiến nhiều người xem “thoát phim”. Hy vọng các tập sau, khi Lê Tô Tô về lại Tu Chân Giới, mọi thứ sẽ khá hơn.

Hãy cùng VOH Giải trí cập nhật những thông tin phim nhanh nhất tại chuyên mục tin phim nhé!

Bình luận