Tiêu điểm: Nhân Humanity
#3: Tám về hai chữ Bà Tám 08:51

#3: "Tám" về hai chữ "Bà Tám"

Tại sao lại gọi là "bà tám"? Trong khẩu ngữ, gần đây người ta hay dùng từ “tám” hay hai tiếng “bà tám” để chỉ việc tán gẫu kéo dài; chỉ người nhiều chuyện, nhiều lời. Nguồn gốc từ “tám”, “bà tám” từ đâu?

Nội dung chính
VOH Podcast - Tại sao người nhiều chuyện lại gọi là "bà tám", và việc buôn chuyện gọi là "tám chuyện"?Theo học giả An Chi thì "bà tám" là một hình thức sao phỏng bắt đầu từ tiếng Việt, miền Nam. Mà ở miền Nam thì nó bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông chỉ là “pát phò” đọc theo âm Hán Việt là "bát bà" dịch sát nghĩa gốc thì có nghĩa là: bà tám. Đây là một đặt ngữ của tiếng Quảng Đông - Hồng Kông dùng để chỉ người đàn bà nhiều chuyện.Thậm chí dần trở về giai đoạn trước giải phóng thành ngữ "bỏ đi tám" đã rất thông dụng nhưng mà thời đó thì theo giải thích của PGS. Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lang chữ "tám" hoàn toàn không có nghĩa là nhiều chuyện. Thành ngữ này ý nghĩa là dẹp qua một bên, không nhắc tới nữa, hoặc là không đồng thuận thì sẽ dùng câu này để phản bác bỏ đi.Tất nhiên là không ai cổ vũ cho sự nhụt chí, thiếu cố gắng. Nhưng mà thực sự là trong cuộc sống này có những điều mà chúng ta có cố gắng mấy cũng không được, hãy để dành sức cho chuyện khác. Khó quá, bỏ qua câu mới hay đúng ra là một câu rất cũ mà hôm nay chúng ta nói lại: "thôi bỏ đi tám!".
Hiện thêmẨn bớt