Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” nói đến điều gì?

(VOH) - “Ngựa quen đường cũ” là thành ngữ dùng ở cả mặt tích cực lẫn phê phán. Vậy trên từng phương diện, câu thành ngữ thể hiện ý nghĩa như thế nào?

“Ngựa quen đường cũ” dùng hình tượng trong cổ văn để miêu tả những sự việc có tính chất tuần tự theo thói quen. Tuy nhiên, theo văn phong hiện đại, “Ngựa quen đường cũ” được tiếp cận với ý nghĩa phê phán chê trách. Vậy có điều thú vị nào khác xoay quanh câu thành ngữ này không?

1. “Ngựa quen đường cũ” là gì?

“Ngựa quen đường cũ” là câu thành ngữ chỉ sự lặp lại của một hành động vô thức theo bản năng. Đó là một thói quen dần được hình thành do hoạt động hằng ngày.

  • Ngựa: Là loại gia súc lớn rất được trọng dụng giai đoạn trước. Bởi vì chúng vừa có sức khỏe bền bỉ, lại vừa có khứu giác nhạy bén và trí thông minh. “Ngựa” cũng thường ẩn dụ cho những người háo thắng cũng như có tài nghệ và địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. 
  • Quen đường cũ: Ý chỉ khả năng ghi nhớ tốt của những chú ngựa. Chúng có thể ghi nhớ còn đường mình đi qua vài lần mà không cần chủ nhân điều khiển. Tuy nhiên, đây cũng là một đặc tính khó thay đổi và không chịu sự chi phối của chủ nhân. Do vậy, vế này thường ám chỉ những thói quen xấu khó thay đổi.
(xong)Ý nghĩ thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” là gì? 1
Ý nghĩa hình tượng câu thành ngữ “Ngựa quen đường cũ”

Vậy nên, câu “Ngựa quen đường cũ” dùng hình tượng sinh vật thân thuộc trong đời sống thường nhật nhằm chỉ những thói quen lập đi lặp lại một cách vô thức, dựa vào kinh nghiệm và sự quen thuộc. Đó có thể là một thói xấu cũng có thể là một điều có ý nghĩa tốt đẹp trong nhiều trường hợp cụ thể.

2. Nguồn gốc của câu thành ngữ  “Ngựa quen đường cũ” 

Người ta tin rằng nguồn gốc của câu “Ngựa quen đường cũ” bắt nguồn từ một điển tích từ những năm 700 TCN thời Xuân Thu ở Trung Quốc gọi là “Lão mã thức đồ”. Đây là điển tích kể về một lần đội quân của nước Yên bị vây trong thâm sơn cùng cốc, họ đã nhờ những con ngựa già để dẫn đường trở về và tiếp tục đấu tranh. 

(xong)Ý nghĩ thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” là gì? 2
Nguồn gốc câu thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” từ điển cố “Lão mã thức đồ”

Ban đầu khi nhắc đến điển cố này, người ta không chỉ muốn ca ngợi sự sát cánh của các chiến mã với binh lính mà còn ám chỉ những việc được hoàn thành tốt dựa vào sự ghi nhớ cũng như giàu kinh nghiệm. 

Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, không còn khói lửa chiến tranh, ngựa cũng không còn được dùng phổ biến nữa, câu thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” không còn thường dùng với nghĩa gốc nữa. Thay vào đó, nó được chuyển nghĩa thành những ý nghĩa như:

  • Phê phán một thói quen xấu: Với cách dùng này, câu thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” thường được sử dụng trong những cuộc trò chuyện thân thiết không quá trang trọng, có một vài trường hợp dùng trong văn viết để nhấn mạnh ý cần biểu đạt.
    Ví dụ: Người vợ thường cằn nhằn chồng mình “Ngựa quen đường cũ” khi ông vẫn quen thói say xỉn sau nhiều lần nhắc nhở.
  • Nhắc lại một sự việc được lặp lại nhiều lần một cách không mong đợi: Với cách dùng này, “Ngựa quen đường cũ” sẽ được áp dụng cho những tình huống không quá thường gặp trong đời sống, nói cách khác nó  mang tính chất sự kiện. 

Xem thêm:

Ngụ ý ẩn sau câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” dạy ta điều gì?

12 thói quen giúp bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày

34 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tính kỷ luật và pháp luật

3. Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” tiếng Anh, tiếng Trung viết thế nào?

Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” có đại ý là những thói quen được đúc kết từ hành động thường nhật và kinh nghiệm thường rất khó thay đổi. Một mặt chúng mang lại điều tốt, mặt khác lại mang lại những hậu quả không mong muốn. Vậy trong ngôn ngữ khác, câu thành ngữ này được thể hiện như thế nào.

(xong)Ý nghĩ thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” là gì? 3
Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” trong ngôn ngữ khác
  • “Ngựa quen đường cũ” trong tiếng Anh được dịch là “One cannot change one's own nature” có nghĩa là những gì thuộc về bản tính thì rất khó thay đổi. Hoặc có thể sử dụng “backslide” với ý nghĩa tái phạm.
  • Bên cạnh đó, thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” trong tiếng Trung cũng có cách viết là  故 态 复 萌 (Gù tài fù méng) có thể hiểu như chứng nào tật nấy.

4. Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao tương tự “Ngựa quen đường cũ”

Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” trong đời sống hiện đại thường được dùng với ý nghĩa phê phán những thói quen làm việc xấu, không thể thay đổi. Tuy nhiên đại ý, “Ngựa quen đường cũ” vẫn là một câu thành ngữ giàu tính tượng hình dùng được trong nhiều ngữ cảnh.

(xong)Ý nghĩ thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” là gì? 4
Thành ngữ tương tự “Ngựa quen đường cũ”

Và trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có rất nhiều câu giàu tính tượng hình như vậy, chẳng hạn như:

  1. Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời
  2. Chứng nào tật nấy
  3. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
  4. Trăm hay không bằng tay quen
  5. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
  6. Bé không vin, cả gãy cành
  7. Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm
  8. Quen mui thấy mùi ăn mãi
  9. Quen môi, bắt mồi ăn mãi!

Như vậy, “Ngựa quen đường cũ” là một câu thành ngữ mang đầy tính hình tượng của văn học cổ. Tuy nhiên, nó vẫn còn mang lại những ý nghĩa giá trị đến tận hôm nay. Dù ý nghĩa có chút biến đổi và thiêng về phê phán thói quen tật xấu, thế nhưng câu thành ngữ vẫn giữa được những giá trị nghệ thuật cao.

Bình luận