Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch

(VOH) - Thất Tịch được xem là ngày lễ tình nhân của người phương Đông. Trong ngày này, bạn nên cân nhắc, kiêng kỵ một số việc để tình yêu và cuộc sống được ‘thuận buồm xuôi gió’.

Trong văn hóa phương Đông, mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày Thất Tịch, gắn liền với câu chuyện tình yêu xa cách nhưng vĩnh cửu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Vì vậy, đây là dịp để mọi người trao gửi yêu thương, nuôi dưỡng và ấm ủ mối tình chân thành, bền vững. 

1. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thất Tịch

Mỗi khi đến tháng 7 âm lịch, tiết trời sẽ chuyển mưa, rả rích suốt ngày. Dân gian gọi đó là mưa Ngâu (chệch chữ Ngưu), là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ trong ngày đoàn tụ. 

Theo sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ hay còn gọi là Ông Ngâu - Bà Ngâu của Việt Nam, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu của Ngọc Hoàng đã phải lòng Chức Nữ - một tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Thế nhưng, vì mải mê say đắm tình yêu mà cả hai xao lãng phận sự của mình. Ngưu Lang đã để trâu đi vào điện Ngọc Hư, còn Chức Nữ thì trễ nải việc dệt vải khiến Ngọc Hoàng tức giận, đày hai người ở hai bờ sông Ngân. Hằng năm, vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, nhờ đàn quạ đen bắc cầu Ô Thước, đôi bên mới được gặp nhau một lần. Gặp nhau, nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ rơi xuống trần gian tạo nên những ngày mưa liên tiếp và được gọi là mưa Ngâu. 

Những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch 1

Dân ta gọi ngày này là ngày Thất Tịch vì quan niệm những ai yêu nhau thật lòng sẽ vượt qua mọi khó khăn để gặp được nhau. Không những vậy, đây còn được xem như ngày lễ tình nhân của châu Á, là dịp để mọi người thể hiện tình cảm với đối phương.

Theo lịch sử ghi chép lại, lễ Thất Tịch của Việt Nam được cho là xuất hiện vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Ở độ tuổi 42 nhưng chưa có con để truyền ngôi, vua đã đến một ngôi chùa để cầu tự vào mùng 7 tháng 7 âm lịch. Sau đó, Thái tử Càn Đức ra đời. 

Từ đây, cứ vào ngày này, mọi người lại cùng nhau đi lễ chùa để cầu bình an, hạnh phúc và tình duyên bền chặt. Theo tương truyền, trong ngày Thất Tịch, nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ có một tình yêu đẹp, trọn đời bên nhau.

Xem thêm: Sự tích Ngưu Lang, Chức Nữ - Vì sao Thất Tịch lại có mưa ngâu?

2. Những việc nên làm trong ngày Thất Tịch

Dù bạn đang độc thân hay có một mối tình tuyệt đẹp thì trong ngày Thất Tịch không nên bỏ qua những điều sau để tình duyên đỏ rực như son.

2.1 Ăn chè đậu đỏ

Một “nghi thức” không thể bỏ qua trong ngày Thất Tịch chính là ăn chè đậu đỏ. Giới trẻ truyền tai nhau rằng, trong ngày này nếu ăn chè đậu đỏ sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân. Ngược lại, các cặp đôi càng thêm bền chặt, bên nhau cả đời. Ngoài ra, chè đậu đỏ còn tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch 1
Nhiều người cho rằng, ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân

2.2 Đi chùa cầu an

Đi chùa cầu an là một trong những thói quen vào mùng 7/7 âm lịch. Theo dân gian, đây là ngày đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ nên đi chùa vào ngày ngày sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình.

2.3 Tặng quà cho người thương

Vào ngày này, các bạn trẻ thường dành tặng cho người thương, crush những món quà ý nghĩa để mong muốn một tương lai hạnh phúc, an lành.

2.4 Thả đèn lồng

Mỗi chiếc lồng đèn sẽ đại diện cho mong ước của các cặp đôi về một mái ấm hạnh phúc. Do đó, đây là hoạt động không thể bỏ qua trong ngày Thất Tịch. 

Những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch 2
Thả đèn lồng trong mùng 7/7 âm lịch thể hiện mong muốn gắn bó thủy chung, trọn đời

Xem thêm: Bạn đã biết Lễ Thất tịch là gì và vì sao phải ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ này chưa?

3. Những việc không nên làm trong ngày Thất Tịch

Để tránh gặp xui xẻo, trong ngày Thất Tịch, bạn không nên làm một số điều kiêng kỵ sau.

3.1 Tổ chức dạm hỏi, lễ cưới

Theo quan niệm, Thất Tịch là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau sau một năm chia cách. Đây được xem là điềm báo cho sự chia xa, ly biệt trong tình yêu. Bên cạnh đó, thời tiết tháng 7 âm lịch thường có mưa nên việc tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới sẽ gây bất tiện cho cô dâu, chú rể cũng như quan viên hai họ. 

3.2 Xây nhà

Ngày Thất Tịch trời thường đổ mưa. Nếu xây nhà, trùng tu tổ ấm vào ngày này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cũng như chất lượng công trình. Ngoài ra, tháng 7 âm lịch còn là “tháng cô hồn” - thời điểm xá tội vong nhân. Vì vậy, nhiều người cho rằng, các vong hồn sẽ phiêu dạt bên ngoài, đi quấy phá đại sự của con người, trong đó có xây nhà. 

Những việc nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch 3
Không nên xây nhà trong ngày Thất Tịch

3.3 Làm việc ác

Không chỉ ngày 7/7 âm lịch mà bất kể ngày nào trong năm, bạn cũng không nên làm việc ác. Đây được xem là cách bạn cầu bình an cho bản thân và gia đình. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, hành thiện sẽ giúp bạn gặp may mắn và suôn sẻ hơn trên con đường tình duyên. 

Xem thêm: Làm gì để thoát FA trong ngày Thất tịch?

Thất Tịch là ngày được rất nhiều người mong chờ. Đây không chỉ là ngày lễ mà còn là thời điểm “thoát ế” của hội FA, đồng thời là dịp để các cặp đôi trao gửi yêu thương. Đừng quên những điều kiêng kỵ, điều lành trong ngày này để đường tình duyên nở rộ nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bình luận